Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa thuộc thẩm quyền của ai và được tiến hành trong bao lâu?
- Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa thuộc thẩm quyền của ai?
- Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa được tiến hành trong bao lâu?
- Thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 42/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục như sau:
"Điều 12. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục
...
5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp."
Theo đó, thanh tra hành chính đối với trường tiểu học thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện.
Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa (Hình từ Internet)
Thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa được tiến hành trong bao lâu?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Thanh tra 2010 về thời hạn thanh tra hành chính như sau:
"Điều 45. Thời hạn thanh tra hành chính
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định."
Theo đó, thanh tra hành chính đối với trường tiểu học thuộc thẩm quyền Thanh tra huyện nên cuộc thanh tra do Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày.
Ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trường tiểu học được thanh tra.
Việc kéo dài thời hạn thanh tra trên do người ra quyết định thanh tra quyết định.
Như vậy, thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính quy định tại Điều 43 Luật Thanh tra 2010 như sau:
"Điều 43. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính
1. Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác."
Thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa có nhiệm vụ, quyền hạn gì theo quy định pháp luật hiện hành?
Theo quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2010 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính như sau:
"Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính
1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
2. Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó.
3. Kiến nghị Trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra quy định tại Điều 46 của Luật này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Kiến nghị việc xử lý về vấn đề khác liên quan đến nội dung thanh tra.
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Trưởng đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra và trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo."
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra hành chính đối với trường tiểu học ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn được quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?
- 04 nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng? Hợp đồng xây dựng được phân loại theo các tiêu chí nào?
- Lịch âm dương 2024, Lịch vạn niên 2024 mới nhất: Còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024 dương và âm lịch?