Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra những vụ việc tham nhũng gì? Nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình thanh tra thì xử lý như thế nào?
Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra những vụ việc tham nhũng gì?
Căn cứ vào Điều 61 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (cụm từ "doanh nghiệp nhà nước" được thay thế bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ" theo khoản 3 Điều 217 Luật Doanh nghiệp 2020) quy định như sau:
Thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau:
a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;
b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước.
3. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
4. Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Như vậy, Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng sau đây:
- Do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;
- Đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện;
- Người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện.
Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra những vụ việc tham nhũng gì? (Hình từ Internet)
Nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng trong quá trình thanh tra thì xử lý như thế nào?
Căn cứ vào Điều 62 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về trách nhiệm xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được phát hiện qua hoạt động thanh tra như sau:
Trong quá trình thanh tra nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý như sau:
- Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét, khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát nhân dân cung cấp.
- Trong trường hợp này, Cơ quan thanh tra nhà nước tiếp tục tiến hành hoạt động thanh tra về các nội dung khác theo kế hoạch tiến hành thanh tra đã phê duyệt và ban hành Kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Trường hợp vụ việc không có dấu hiệu tội phạm thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị.
Bên cạnh đó, Điều 64 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cũng quy định như sau:
- Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành thanh tra về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn thanh tra thành viên đoàn thanh tra và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra trước đó nếu có lỗi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp đoàn thanh tra nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và cá nhân có liên quan không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Có phải thực hiện công khai kết luận thanh tra về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng không?
Căn cứ vào Điều 63 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
1. Người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
2. Việc công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
- Việc công khai Kết luận thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kết luận kiểm tra đảng viên chấp hành của Chi bộ? Tải về mẫu kết luận kiểm tra đảng viên của chi bộ mới nhất?
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?
- Ngày 7 tháng 1 là ngày gì? Ngày 7 tháng 1 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 7 tháng 1 có phải lễ lớn?