Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
+ Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương.
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
+ Tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
+ Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao.
+ Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại.
+ Xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu Quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 50/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
6. Về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
c) Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
d) Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại;
đ) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
...
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như sau:
- Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
- Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
- Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết lại;
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu Quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào về công tác phòng, chống tham nhũng?
Theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) thì trong công tác phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra.
+ Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, tổ chức xã hội khu vực ngoài nhà nước theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
+ Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ.
+ Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền.
+ Xây dựng, quản lý, khai thác, bảo vệ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; theo dõi, đánh giá tình hình tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, ngành, địa phương và khu vực ngoài nhà nước.
+ Phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng, tiêu cực và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trước đây, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 50/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) như sau:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;
- Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Ban Nội chính Trung ương trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn thế nào về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
Đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước được quy định tại Điều 3 Nghị định 81/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/12/2023) gồm:
- Vụ Pháp chế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.
- Văn phòng.
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
- Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
- Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
- Ban Tiếp công dân trung ương.
Trước đây, theo Điều 3 Nghị định 50/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/12/2023) quy định có 14 đơn vị giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, gồm:
- Vụ Pháp chế;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Kế hoạch - Tổng hợp;
- Văn phòng;
- Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra;
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I);
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II);
- Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III);
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I);
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II);
- Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III);
- Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV);
- Ban Tiếp công dân trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?