Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải tham gia các đoàn thanh tra của Nhà nước không? Thanh tra Bộ này có bao nhiêu phòng chức năng?
- Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan tiến hành thanh tra hành chính đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải không?
- Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải tham gia các đoàn thanh tra của Nhà nước không?
- Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có bao nhiêu phòng chức năng?
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan tiến hành thanh tra hành chính đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phải không?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017, có quy định như sau:
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ có tên giao dịch quốc tế là Ministry Inspectorate, viết tắt là MI.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan tiến hành thanh tra hành chính đối với các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần phải tham gia các đoàn thanh tra của Nhà nước không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017, có quy định về Thanh tra Bộ có nhiệm vụ như sau:
Thanh tra Bộ có nhiệm vụ:
…
4. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra đột xuất và tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, của Bộ, ngành liên quan khi được Bộ trưởng giao.
6. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
7. Tổ chức điều tra tai nạn lao động và những vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xây dựng và hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Bộ; thực hiện tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
10. Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
11. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ tham gia các đoàn thanh tra của Nhà nước, của Bộ, ngành liên quan khi được Bộ trưởng giao.
Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có bao nhiêu phòng chức năng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 916/QĐ-LĐTBXH năm 2017, có quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ:
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.
2. Các phòng chức năng:
- Phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra;
- Phòng Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra;
- Phòng Thanh tra Chính sách người có công;
- Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội;
- Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 07 phòng chức năng:
- Phòng Tổng hợp và giám sát thanh tra;
- Phòng Tiếp dân, thanh tra hành chính và xử lý sau thanh tra;
- Phòng Thanh tra Chính sách người có công;
- Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội;
- Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?