Thanh tra Bộ Công an là cơ quan có chức năng gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an là gì?
Thanh tra Bộ Công an là cơ quan có chức năng gì?
Thanh tra Bộ Công an là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Công an như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ; có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh Thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.
3. Thanh tra Bộ có các đơn vị nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thanh tra Bộ Công an có những nhiệm vụ như sau:
+ Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công an, chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
+ Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Công an nhân dân;
+ Tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an;
+ Thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an là gì?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Công an như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
4. Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
5. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Như vậy, Thanh tra Bộ Công an có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010.
+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra.
+ Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng, Thanh tra viên, cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm trong Công an nhân dân.
+ Phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công an.
Thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân
1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);
c) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
2. Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
3. Ở các cơ quan, đơn vị không có tổ chức thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật. Đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.
Thành lập Đội Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 500 cán bộ, chiến sĩ trở lên; thành lập Tổ Thanh tra ở đơn vị có quân số từ 300 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 500 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách ở đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ đến dưới 300 cán bộ, chiến sĩ; bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm ở các đơn vị có quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ.
4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, biên chế và hoạt động của các cơ quan Thanh tra được quy định tại Điều này.
Như vậy, hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:
+ Thanh tra Bộ Công an;
+ Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
+ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng hình thức học trực tuyến thì có được công nhận để sử dụng chứng chỉ tại Việt Nam?
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?