Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được không? Nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm được quản lý như thế nào?
Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được không?
Căn cứ tại Điều 25 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp xử lý tài sản chìm đắm nhưng không xác định được chủ sở hữu, tài sản vô chủ hoặc tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước, việc thanh toán chi phí bằng hiện vật được thực hiện theo quy định sau:
- Đối với tài sản chìm đắm nhưng chưa được trục vớt:
+ Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 20 Nghị định 05/2017/NĐ-CP tiến hành xác định giá trị của tài sản bị chìm đắm;
+ Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện việc trục vớt tài sản chìm đắm và bán tài sản chìm đắm thông qua hình thức đấu giá để thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
- Đối với tài sản chìm đắm đã được trục vớt:
+ Hội đồng định giá được thành lập theo quy định tại Điều 20 Nghị định 05/2017/NĐ-CP này tiến hành xác định giá trị của tài sản chìm đắm;
+ Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP này căn cứ chi phí trục vớt tại phương án đã được phê duyệt và giá trị tài sản chìm đắm do Hội đồng định giá xác định để quyết định việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật.
Theo như quy định trên thì có thể sử dụng hiện vật là tài sản bị chìm đắm được trục vớt để thanh toán chi phí xử lý tài sản.
Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm bằng hiện vật được không? Nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm được quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm được quản lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định nguồn thu từ xử lý tài sản chìm đắm được quản lý như sau:
- Đối với tài sản chìm đắm không xác định được chủ sở hữu thì số tiền thu được từ việc bán tài sản chìm đắm được sử dụng để thanh toán các khoản chi quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2017/NĐ-CP; số tiền còn lại (nếu có) được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Đối với tài sản chìm đắm bị mất quyền sở hữu theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này, số tiền thu được từ việc bán tài sản chìm đắm sau khi thanh toán các khoản chi phí quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2017/NĐ-CP; số tiền còn lại (nếu có) được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trục vớt được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định việc thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức trục vớt được quy định như sau:
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí xử lý tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2017/NĐ-CP trong trường hợp việc xử lý tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện; thời hạn thanh toán các chi phí xử lý tài sản chìm đắm chậm nhất là 12 tháng kể từ ngày hoàn thành việc trục vớt.
- Trường hợp tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 05/2017/NĐ-CP, nếu số tiền thu được từ việc bán tài sản không đủ bù đắp chi phí và chủ sở hữu không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì số tiền còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc bán tài sản chìm đắm quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP có trách nhiệm thanh toán các chi phí liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm.
- Chi phí xử lý tài sản chìm đắm có thể được thanh toán bằng hiện vật trục vớt được; việc thanh toán bằng hiện vật được thực hiện trước hoặc sau khi trục vớt tài sản chìm đắm. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm quyết định việc thanh toán bằng hiện vật theo quy định tại Điều 25 Nghị định 05/2017/NĐ-CP.
- Trường hợp tài sản chìm đắm được xử lý theo hình thức phá hủy, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải chịu chi phí phá hủy; nếu chủ sở hữu tài sản chìm đắm không có khả năng chi trả hoặc không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm thì được thanh toán từ ngân sách nhà nước. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quyết định việc thanh toán các chi phí liên quan đến phá hủy tài sản chìm đắm.
- Chi phí xử lý tài sản chìm đắm gây nguy hiểm do Cảng vụ tổ chức trục vớt được ứng trước từ nguồn kinh phí hoạt động của Cảng vụ; trường hợp Cảng vụ không có khả năng thực hiện thì được xem xét ứng trước từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Cảng vụ có trách nhiệm thu hồi kinh phí xử lý tài sản chìm đắm từ chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc từ tiền bán tài sản chìm đắm theo quy định của pháp luật và hoàn trả cho ngân sách số tiền đã ứng.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chủ sở hữu tài sản chìm đắm đăng ký kinh doanh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xác minh và xác nhận việc chủ sở hữu tài sản chìm đắm không có khả năng chi trả các chi phí liên quan đến xử lý tài sản chìm đắm khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?
- Cách viết bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ? Công khai bản kê khai tài sản thu nhập như nào?
- Giấy giới thiệu công ty được dùng để làm gì? Cách viết mẫu Giấy giới thiệu công ty? Tải về mẫu?
- Mức phạt xe không chính chủ xe máy, xe ô tô 2025 theo Nghị định 168? Có trừ điểm giấy phép lái xe không?