Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố?
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại gì?
Đơn vị hành chính được phân loại theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
...
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Theo quy định nêu trên thì Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại Điều 39 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
(1) Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.
Thành phố Hồ Chí Minh được bầu chín mươi lăm đại biểu.
(2) Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì có một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì có hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
(3) Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội, Ban đô thị.
Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gồm có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên, số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
+ Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban có một Phó Trưởng ban;
+ Trường hợp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban có hai Phó Trưởng ban.
Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại gì? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân thành phố? (Hình từ Internet)
Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
3. Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
4. Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
5. Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 và điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017), cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật:
a) Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn tỉnh;
c) Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh;
...
8. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, phường trực thuộc.
- Quyết định quy hoạch về xây dựng và phát triển đô thị trong phạm vi được phân quyền.
- Quyết định các biện pháp phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong mối liên hệ với các địa phương trong vùng, khu vực và cả nước theo quy định của pháp luật.
- Quyết định các biện pháp quản lý dân cư ở thành phố và tổ chức đời sống dân cư đô thị; điều chỉnh dân cư theo quy hoạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn lợi ích cộng đồng là gì? Gồm những công trình như thế nào?
- Chúc tết bằng tiếng anh? Lời chúc Tết bằng tiếng anh? Tết Âm lịch Ất Tỵ: Thời gian bắn pháo hoa?
- Những lời chúc Tết các chú bộ đội 2025 ngắn gọn? Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
- Yêu cầu về trình độ đối với giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số? Quyền và nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số?
- Mẫu thư chúc Tết của Chủ tịch xã? Thư chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ của Chủ tịch xã gửi đến người dân?