Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai và góp ý, phê bình những gì?
- Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai và góp ý, phê bình những gì?
- Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được ra quyết định cấm tiếp xúc trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất về phòng chống bạo lực gia đình?
Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai và góp ý, phê bình những gì?
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có quy định:
Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư
...
2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình bao gồm:
a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Đại diện gia đình;
c) Đại diện Công an xã;
d) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
đ) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
3. Nội dung góp ý, phê bình bao gồm:
a) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
...
Như vậy, thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư bao gồm:
(1) Người có hành vi bạo lực gia đình;
(2) Đại diện gia đình;
(3) Đại diện Công an xã;
(4) Đại diện tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi người có hành vi bạo lực gia đình hoặc người bị bạo lực gia đình cư trú là thành viên;
(5) Thành phần khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mời.
Việc góp ý, phê bình gồm các nội dung sau:
- Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình;
- Cung cấp các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình cam kết không tái diễn hành vi bạo lực gia đình.
Ngoài ra, việc tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện.
Thành phần tham gia góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư gồm những ai và góp ý, phê bình những gì? (Hình ảnh từ Internet)
Tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì quy trình để tố giác hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
(1) Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để bảo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
(2) Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
(3) Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được ra quyết định cấm tiếp xúc trong những trường hợp nào theo quy định mới nhất về phòng chống bạo lực gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 76/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có quy định các trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được ra quyết định cấm tiếp xúc như sau:
(1) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
(2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình ban hành quyết định cấm tiếp xúc khi thấy hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình. Việc đề nghị phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Nghị định 76/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?