Thành phần mời dự và phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc tại các hội nghị phải là những người giữ chức vụ như thế nào?
- Thành phần mời dự và phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc tại các hội nghị phải là những người giữ chức vụ như thế nào?
- Các phiên họp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với các cơ quan pháp chế được thực hiện theo chế độ như thế nào?
- Ai chịu trách nhiệm làm công tác tổ chức và bảo đảm đối với các cuộc họp theo quy định về việc tổ chức các cuộc họp của Bộ Quốc phòng?
Thành phần mời dự và phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc tại các hội nghị phải là những người giữ chức vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thành phần dự họp, hội nghị
1. Thủ trưởng Bộ được phân công tham dự các cuộc họp của Thường trực Chính phủ, cuộc họp do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì: Dự họp đúng thành phần được Bộ trưởng ủy quyền, không ủy quyền tiếp. Chuẩn bị chu đáo nội dung đề xuất liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; chỉ tham gia ý kiến đối với vấn đề đã được chuẩn bị hoặc nắm rõ, ý kiến tham gia tại cuộc họp là ý kiến chính thức của Bộ Quốc phòng.
2. Các Thủ trưởng Bộ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng cử, phân công là thành viên của tổ chức phối hợp liên ngành khi dự họp do Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì: Phải tham dự đúng thành phần và tham gia đầy đủ, có trách nhiệm đối với công việc chung của tổ chức đó. Trường hợp không tham dự được phải báo cáo Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp và ủy quyền cho người có đủ thẩm quyền dự họp thay nếu được Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
3. Thành phần mời dự và phục vụ Bộ trưởng làm việc tại các hội nghị phải là cấp trưởng cơ quan, đơn vị. Trường hợp cấp trưởng không dự được, cơ quan, đơn vị phải báo cáo; khi được Bộ trưởng đồng ý mới cử người khác dự thay.
...
Như vậy, thành phần mời dự và phục vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc tại các hội nghị phải là cấp trưởng cơ quan, đơn vị.
Trường hợp cấp trưởng không dự được, cơ quan, đơn vị phải báo cáo và khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý mới cử người khác dự thay.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Các phiên họp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với các cơ quan pháp chế được thực hiện theo chế độ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; cách thức, quy trình giải quyết công việc về lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là Thủ trưởng Bộ); chỉ huy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; cán bộ, nhân viên cơ quan Bộ Quốc phòng; các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Bộ Quốc phòng chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Và theo khoản 3 Điều 21 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ họp, hội nghị
...
3. Chế độ họp giữa Thủ trưởng Bộ với các cơ quan tư pháp, thanh tra, pháp chế, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác thanh tra, pháp chế, điều tra, thi hành án theo quy định của pháp luật và theo dõi, chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm và quyền hạn quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng đối với Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Tòa án quân sự Trung ương;
b) Hằng quý (vào tuần đầu của tháng đầu quý), Thủ trưởng Bộ chủ trì họp với chỉ huy các cơ quan Tư pháp, Thanh tra, Pháp chế, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát Biển Việt Nam và đại diện lãnh đạo cơ quan Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương cùng dự để nghe báo cáo về hoạt động của các ngành, đồng thời chỉ đạo giải quyết những công việc thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng;
c) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ tổ chức cuộc họp, tổng hợp báo cáo và thông báo kết luận của Thủ trưởng Bộ sau cuộc họp đến cơ quan, đơn vị liên quan.
...
Như vậy, các phiên họp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với các cơ quan pháp chế được thực hiện theo chế độ như sau:
- Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác pháp chế theo quy định của pháp luật và theo dõi, chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm và quyền hạn quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng đối với Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Tòa án quân sự Trung ương;
- Hằng quý (vào tuần đầu của tháng đầu quý), Thủ trưởng Bộ chủ trì họp với chỉ huy các cơ quan Pháp chế để nghe báo cáo về hoạt động của các ngành, đồng thời chỉ đạo giải quyết những công việc thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Quốc phòng;
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu giúp Thủ trưởng Bộ tổ chức cuộc họp, tổng hợp báo cáo và thông báo kết luận của Thủ trưởng Bộ sau cuộc họp đến cơ quan, đơn vị liên quan.
Ai chịu trách nhiệm làm công tác tổ chức và bảo đảm đối với các cuộc họp theo quy định về việc tổ chức các cuộc họp của Bộ Quốc phòng?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ họp, hội nghị
...
4. Văn phòng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm làm công tác tổ chức và bảo đảm đối với các cuộc họp theo quy định về việc tổ chức các cuộc họp của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, cơ quan chịu trách nhiệm làm công tác tổ chức và bảo đảm đối với các cuộc họp theo quy định về việc tổ chức các cuộc họp của Bộ Quốc phòng là Văn phòng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?