Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm những ai?
- Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiệm vụ gì?
- Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm những ai?
- Thành viên Hội đồng xét tặng Danh hiệu cấp tỉnh có được đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hay không?
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
...
2. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ:
a) Tổ chức việc xét tặng bảo đảm chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
b) Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Nghị định này;
c) Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
d) Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình hội đồng có thẩm quyền;
đ) Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
Theo đó, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có nhiệm vụ:
- Tổ chức việc xét tặng bảo đảm chất lượng, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
- Xét chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
- Công bố kết quả xét chọn trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
- Hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình hội đồng có thẩm quyền;
- Xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan tới việc xét tặng.
Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể gồm những ai?
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Hình từ internet)
Theo Điều 9 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ
1. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có từ 12 đến 15 thành viên. Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Các ủy viên Hội đồng.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ là Vụ Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ trên quy định Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng Danh hiệu Nghệ nhân ưu tú bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
- Các ủy viên Hội đồng.
Thành viên Hội đồng xét tặng Danh hiệu cấp tỉnh có được đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hay không?
Theo điểm g khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, thành phần của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
...
3. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc:
a) Thành lập theo từng đợt xét tặng và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
b) Làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
c) Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% thành viên có tên trong quyết định thành lập Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu (Mẫu số 5 và Mẫu số 6);
d) Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình theo quy trình quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Nghị định này; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;
đ) Hội đồng cấp tỉnh chỉ trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước chỉ trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng;
e) Thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” không là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”;
g) Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.
Theo đó, thành viên Hội đồng xét tặng Danh hiệu cấp tỉnh không được đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?