Thành phần Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai? Số lượng thành viên Hội đồng chung này có ít nhất bao nhiêu người?
- Thành phần Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?
- Số lượng thành viên Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có ít nhất bao nhiêu người?
- Thành viên Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trình độ đào tạo như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ như thế nào?
Thành phần Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những ai?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về cơ cấu của hội đồng bộ môn như sau:
Cơ cấu của hội đồng bộ môn
Hội đồng bộ môn bao gồm 01 hội đồng chung; các hội đồng môn học và hoạt động giáo dục (gọi tắt là hội đồng môn học); tổ thư kí giúp việc cho hội đồng chung.
1. Hội đồng chung gồm 01 chủ tịch là Lãnh đạo Bộ, 02 phó chủ tịch gồm Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học (thường trực), Viện KHGDVN,… thư kí và các thành viên là lãnh đạo, thành viên của hội đồng các môn học.
2. Hội đồng môn học hoặc liên môn gồm 01 chủ tịch, 02 phó chủ tịch (01 phó chủ tịch thuộc chuyên ngành cơ bản, 01 phó chủ tịch thuộc chuyên ngành PPDH), 01 thư kí là chuyên viên phụ trách môn học của Vụ GDTrH và các thành viên khác.
- Thành phần của hội đồng bộ môn bao gồm những người trong ngành và ngoài ngành, trong đó người ngoài ngành không quá 25% số thành viên.
Người trong ngành là những người thuộc Bộ GDĐT; trường ĐH, CĐ; thuộc sở GDĐT; phòng GDĐT; cán bộ quản lí, giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông, trong đó tỉ lệ giáo viên phổ thông không quá 25%.
- Mỗi hội đồng môn học cần bảo đảm có đủ thành viên thuộc các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Bảo đảm tính cân đối về số lượng và thành phần chuyên gia thuộc các lĩnh vực cấu thành môn học để hội đồng có thể tham gia tư vấn được một cách toàn diện các vấn đề môn học đặt ra.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm: 01 chủ tịch là Lãnh đạo Bộ, 02 phó chủ tịch gồm Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học (thường trực), Viện KHGDVN,… thư kí và các thành viên là lãnh đạo, thành viên của hội đồng các môn học.
Hội đồng bộ môn (Hình từ Internet)
Số lượng thành viên Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có ít nhất bao nhiêu người?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về số lượng thành viên của hội đồng bộ môn như sau:
Số lượng thành viên của hội đồng bộ môn
- Số lượng thành viên hội đồng chung, ngoài chủ tịch, các phó chủ tịch và thư kí, phải đảm bảo mỗi hội đồng môn học có ít nhất 01 thành viên tham gia.
- Số lượng thành viên Hội đồng môn học không quá 23 người.
Như vậy, theo quy định trên thì số lượng thành viên của Hội đồng chung Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đảm bảo có ít nhất 01 thành viên tham gia.
Thành viên Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về tiêu chuẩn của thành viên hội đồng bộ môn như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng bộ môn
Thành viên của hội đồng bộ môn phải đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên; đã tham gia công tác ít nhất 5 năm, tuổi cao nhất là 70 tuổi (trừ trường hợp đặc biệt được Bộ trưởng Bộ GDĐT đồng ý) tính đến thời điểm bắt đầu tham gia hội đồng; có năng lực chuyên môn giỏi, tư cách đạo đức tốt và có uy tín cao về chuyên môn; có đủ sức khỏe để tham gia các hoạt động của hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng chung của hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên.
Chủ tịch Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2373/QĐ-BGDĐT năm 2010, có quy định về nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng như sau:
Nhiệm vụ của Chủ tịch hội đồng (hội đồng chung; hội đồng môn học)
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên hội đồng; chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của hội đồng.
2. Triệu tập họp hội đồng hay thường trực hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí) và quyết định việc mời các cộng tác viên đến dự họp khi cần thiết.
3. Giải quyết những công việc có liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp.
4. Thông qua các báo cáo, biên bản, kiến nghị của hội đồng sau mỗi phiên họp.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng chung của Hội đồng bộ môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiệm vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng, phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên hội đồng; chuẩn bị chương trình và nội dung các phiên họp của hội đồng.
- Triệu tập họp hội đồng hay thường trực hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí) và quyết định việc mời các cộng tác viên đến dự họp khi cần thiết.
- Giải quyết những công việc có liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trong thời gian giữa hai kỳ họp.
- Thông qua các báo cáo, biên bản, kiến nghị của hội đồng sau mỗi phiên họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?