Thành phần hồ sơ quản lý đường ngang gồm những giấy tờ gì? Nội dung quản lý đường ngang như thế nào?
Thành phần hồ sơ quản lý đường ngang gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định thành phần trong hồ sơ quản lý đường ngang gồm những giấy tờ như sau:
- Hồ sơ hoàn công đường ngang và các công trình khác đã được cấp phép xây dựng trong khu vực đường ngang theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp hồ sơ hoàn công bị thất lạc hoặc thiếu, các chủ thể quy định tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý hiện trạng đường ngang;
- Giấy phép xây dựng đường ngang, quyết định đưa đường ngang vào khai thác, sử dụng;
- Biểu thống kê trạng thái kỹ thuật và lý lịch đường ngang;
- Hồ sơ hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt, có thể hiện các công trình kiến trúc, vật che khuất tầm nhìn trong phạm vi này;
- Sổ nhật ký theo dõi hoạt động của đường ngang đối với: Đường ngang, thiết bị đường ngang và hệ thống báo hiệu đường ngang;
- Đối với đường ngang có người gác, ngoài quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản này, hồ sơ quản lý đường ngang gồm có các sổ sách, bảng biểu sau: Bảng giờ tàu, bảng phân công gác đường ngang, sơ đồ phòng vệ khi có chướng ngại trên đường ngang, những thao tác cụ thể của nhân viên gác đường ngang, bảng tóm tắt các điều kỷ luật của nhân viên gác đường ngang, sổ nhật ký gác đường ngang, sổ mệnh lệnh.
- Biểu tổng hợp thống kê các đường ngang cho từng tuyến đường sắt theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BGTVT và được công khai trên Trang thông tin điện tử của Cục Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ quản lý, sử dụng đường ngang.
Thành phần hồ sơ quản lý đường ngang gồm những giấy tờ gì? Nội dung quản lý đường ngang như thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung quản lý đường ngang như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT, quy định về nội dung quản lý đường ngang gồm có các nội dung sau:
- Lập, cập nhật, lưu trữ hồ sơ quản lý đường ngang theo quy định tại Điều 29 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT; cập nhật hồ sơ đường ngang vào hệ thống cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin quản lý, theo dõi.
- Kiểm tra, duy trì trạng thái hoạt động đường ngang bảo đảm an toàn giao thông theo hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức và trực tiếp thực hiện phòng vệ đường ngang theo quy định của Thông tư này.
- Quản lý, bảo vệ tài sản đường ngang, hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định của pháp luật.
- Đối với các đường ngang bị thất lạc giấy phép xây dựng, quyết định đưa đường ngang vào khai thác, sử dụng:
+ Trường hợp đường ngang trên đường sắt quốc gia: Chủ sở hữu đường ngang chuyên dùng lập hồ sơ hiện trạng đường ngang gửi Cục Đường sắt Việt Nam lấy ý kiến về điều kiện tiếp tục khai thác đường ngang;
+ Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang gửi Cục Đường bộ Việt Nam lấy ý kiến về điều kiện tiếp tục khai thác đường ngang;
+ Trường hợp đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị: Tổ chức quản lý sử dụng, khai thác đường ngang lập hồ sơ hiện trạng đường ngang gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến về điều kiện tiếp tục khai thác đường ngang.
Quy định về vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định vị trí và góc giao của đường ngang khi xây dựng mới được quy định như sau:
Đối với đường ngang khi xây dựng mới:
- Đường ngang phải đặt trên đoạn đường sắt có bình diện là đường thẳng. Trường hợp đặc biệt khó khăn mà phải đặt trên đoạn đường sắt cong, chỉ được đặt trên đoạn đường sắt cong tròn có bán kính tối thiểu 300 mét (m), không được đặt trên đoạn hoãn hòa;
- Đường ngang phải cách cửa hầm, mố cầu đường sắt từ 100 mét (m) trở lên;
- Khoảng cách giữa hai đường ngang ngoài đô thị không được nhỏ hơn 1000 mét (m), trong đô thị không được nhỏ hơn 500 mét (m), trừ trường hợp đường bộ hiện hữu là đường tỉnh, đường huyện giao cắt với đường sắt;
- Đường ngang phải nằm ngoài cột tín hiệu vào ga; vị trí gần nhất của đường ngang phải cách cột tín hiệu vào ga tối thiểu 3,5 mét (m);
- Góc giao giữa đường sắt và đường bộ là góc vuông (90°); trường hợp địa hình khó khăn, góc giao không được nhỏ hơn 45° và phải bảo đảm tầm nhìn theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.
*Lưu ý: Trường hợp đường ngang khi xây dựng mới chưa phù hợp một hoặc một số điều kiện quy định nêu trên thì khi đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang, chủ đầu tư dự án phải làm rõ về điều kiện mặt bằng, nguồn lực tài chính, bảo đảm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đối với đường ngang hiện hữu chưa đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT:
- Trong quá trình khai thác, sử dụng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt quốc gia), chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng (đối với đường ngang công cộng trên đường sắt chuyên dùng), chủ quản lý, sử dụng đường ngang (đối với đường ngang chuyên dùng), cơ quan theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại vị trí nguy hiểm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 65/2018/NĐ-CP.
- Khi cải tạo, nâng cấp đường ngang, chủ đầu tư dự án phải bố trí đầy đủ hệ thống phòng vệ đường ngang và từng bước cải thiện tối thiểu được một trong các yếu tố kỹ thuật của đường bộ qua đường ngang về bình diện, góc giao, trắc dọc.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên gia thực hiện hoạt động chuyên môn kỹ thuật hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được hưởng chế độ gì?
- Tải về 05 biểu mẫu về điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ mới nhất theo Nghị định 135?
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?