Thành phần của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những ai?
Thành phần của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 63/2007/QĐ-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định
1. Thành phần của Hội đồng thẩm định bao gồm:
a) 01 Chủ tịch Hội đồng;
b) 01 Phó chủ tịch Hội đồng;
c) 01 Uỷ viên thư ký Hội đồng;
d) Các Uỷ viên.
2. Số lượng thành viên Hội đồng thẩm định có từ 7 đến 11 người, tuỳ theo khối lượng công việc, yêu cầu của từng chương trình khung, ngành đào tạo.
3. Cơ cấu thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm: cán bộ quản lý giáo dục; nhà giáo có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn, về xây dựng chương trình thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đại học, cao đẳng có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; chuyên gia về chuyên môn có liên quan đến chương trình khung cần thẩm định.
4. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy trình độ trung cấp chuyên nghiệp có liên quan đến chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cần thẩm định.
5. Tác giả của dự thảo chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với từng ngành đào tạo cần thẩm định không tham gia Hội đồng thẩm định.
Như vậy, theo quy định thì thành phần của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp bao gồm:
(1) 01 Chủ tịch Hội đồng;
(2) 01 Phó chủ tịch Hội đồng;
(3) 01 Uỷ viên thư ký Hội đồng;
(4) Các Uỷ viên.
Thành phần của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp có quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 63/2007/QĐ-BGDĐT quy định về quyền hạn của Hội đồng thẩm định như sau:
Quyền hạn của Hội đồng thẩm định
1. Kiến nghị với các tác giả sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện dự thảo chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với từng ngành đào tạo được thẩm định.
2. Đề xuất với Bộ trưởng các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng dự thảo chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với từng ngành đào tạo.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp có các quyền hạn sau đây:
(1) Kiến nghị với các tác giả sửa chữa, điều chỉnh, bổ sung nhằm hoàn thiện dự thảo chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với từng ngành đào tạo được thẩm định.
(2) Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo các vấn đề liên quan đến việc nâng cao chất lượng dự thảo chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đối với từng ngành đào tạo.
Chủ tịch Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 9 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 63/2007/QĐ-BGDĐT quy định nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng thẩm định như sau:
Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng thẩm định
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định:
a) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định theo quy định;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và hội đồng thẩm định; quyết định mời thêm các thành phần có liên quan đến nội dung phiên họp khi cần thiết;
c) Phân công nhiệm vụ cho Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ đạo thư ký thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;
d) Xem xét các văn bản có liên quan đến quá trình hoạt động của Hội đồng thẩm định, ký duyệt biên bản của Hội đồng thẩm định và các văn bản liên quan;
2. Phó chủ tịch Hội đồng:
a) Thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thẩm định phân công;
b) Giúp chủ tịch Hội đồng thẩm định điều hành giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thẩm định uỷ quyền.
...
Như vậy, theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định ngành về chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định theo quy định;
(2) Chuẩn bị chương trình, nội dung, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban thường trực và hội đồng thẩm định;
Quyết định mời thêm các thành phần có liên quan đến nội dung phiên họp khi cần thiết;
(3) Phân công nhiệm vụ cho Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ đạo thư ký thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;
(4) Xem xét các văn bản có liên quan đến quá trình hoạt động của Hội đồng thẩm định, ký duyệt biên bản của Hội đồng thẩm định và các văn bản liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?