Thành phần của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm gồm những đại diện cơ quan, đơn vị nào?
- Thành phần của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm gồm những đại diện cơ quan, đơn vị nào?
- Các quyết định của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm cần phải được bao nhiêu số thành viên Hội đồng tán thành?
- Giá trị tài sản do Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm có được sử dụng làm căn cứ để thực hiện chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm không?
Thành phần của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm gồm những đại diện cơ quan, đơn vị nào?
Thành phần Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm được quy định tại Điều 20 Nghị định 05/2017/NĐ-CP như sau:
Thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm
1. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm. Chủ tịch Hội đồng là đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.
2. Thành phần Hội đồng định giá bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng định giá;
b) Đại diện Cảng vụ;
c) Đại diện của Bộ Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án trục vớt hoặc đại diện của Sở Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt phương án trục vớt;
d) Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm;
đ) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
e) Đại diện của các cơ quan, tổ chức liên quan khác.
3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tối thiểu là 05 người.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thành phần Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm bao gồm những đại diện cơ quan, đơn vị sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng định giá (đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng);
- Đại diện Cảng vụ;
- Đại diện của Bộ Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án trục vớt hoặc đại diện của Sở Tài chính đối với tài sản chìm đắm do cơ quan có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt phương án trục vớt;
- Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản chìm đắm;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
- Đại diện của các cơ quan, tổ chức liên quan khác.
Thành phần của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm gồm những đại diện cơ quan, đơn vị nào? (Hình từ internet)
Các quyết định của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm cần phải được bao nhiêu số thành viên Hội đồng tán thành?
Các quyết định của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm cần phải được bao nhiêu số thành viên Hội đồng tán thành được quy định tại Điều 21 Nghị định 05/2017/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá
1. Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng định giá phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Các quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp số lượng biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phương án có sự biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá.
2. Hội đồng định giá lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.
3. Nội dung chủ yếu của biên bản định giá tài sản, gồm:
a) Tên, loại tài sản định giá;
b) Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá và các thành viên của Hội đồng định giá;
c) Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
d) Thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản;
đ) Ý kiến của các thành viên Hội đồng định giá và những người tham dự phiên họp định giá tài sản;
e) Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá về giá trị của tài sản;
g) Địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản;
h) Chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá.
4. Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các quyết định của Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm cần phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành.
Trong trường hợp số lượng biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phương án có sự biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng định giá.
Giá trị tài sản do Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm có được sử dụng làm căn cứ để thực hiện chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm không?
Giá trị tài sản do Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm có được sử dụng làm căn cứ để thực hiện chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm được quy định tại Điều 22 Nghị định 05/2017/NĐ-CP như sau:
Sử dụng giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định
Giá trị tài sản do Hội đồng định giá xác định được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các công việc sau:
1. Thanh toán chi phí xử lý tài sản chìm đắm trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh toán chi phí bằng hiện vật.
2. Xác định giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.
3. Chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì giá trị tài sản do Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản chìm đắm được sử dụng làm căn cứ để thực hiện việc chi thưởng cho tổ chức, cá nhân phát hiện tài sản chìm đắm và các hoạt động khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?