Thanh niên tình nguyện là gì? Trong Tháng Thanh niên, thanh niên tình nguyện có được xem xét kết nạp Đảng?
Thanh niên tình nguyện là lực lượng gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Thanh niên 2020 về chính sách đối với thanh niên tình nguyện như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện
1. Thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Theo đó, thanh niên tình nguyện là thanh niên tự nguyện tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Thanh niên tình nguyện là gì? Trong Tháng Thanh niên, thanh niên tình nguyện có được xem xét kết nạp Đảng? (Hình từ Internet)
Thanh niên tình nguyện có những trách nhiệm gì đối với cộng đồng và xã hội?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 17/2021/NĐ-CP về trách nhiệm của thanh niên tình nguyện như sau:
Trách nhiệm của thanh niên tình nguyện
...
2. Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội và phong tục, tập quán của địa phương nơi thực hiện hoạt động tình nguyện;
b) Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương trong quá trình hoạt động tình nguyện;
c) Thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện phải có đơn đề nghị và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp thuận bằng văn bản;
d) Thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian học tập phải có đơn đề nghị và được cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý trực tiếp chấp thuận bằng văn bản.
Theo đó, thanh niên tình nguyện vì cộng đồng, xã hội có trách nhiệm sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội và phong tục, tập quán của địa phương nơi thực hiện hoạt động tình nguyện;
- Thực hiện nhiệm vụ theo phân công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội; phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân có liên quan tại địa phương trong quá trình hoạt động tình nguyện;
- Thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang tham gia hoạt động tình nguyện phải có đơn đề nghị và được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp thuận bằng văn bản;
- Thanh niên là học sinh, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian học tập phải có đơn đề nghị và được cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý trực tiếp chấp thuận bằng văn bản.
Có những chính sách gì dành cho thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 17/2021/NĐ-CP về chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện
1. Được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện.
2. Được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và pháp luật về việc làm.
3. Được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên. Trường hợp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện theo đợt thì được cộng dồn thời gian tham gia hoạt động tình nguyện.
Theo đó, sau khi kết thúc hoạt động tình nguyện, ngoài được cấp Giấy chứng nhận tham gia hoạt động tình nguyện, thanh niên còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm.
Bên cạnh đó, nếu tham gia hoạt động tình nguyện từ 03 tháng trở lên, thanh niên tình nguyện còn có cơ hội được xem xét, ưu tiên tuyển chọn tham gia các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trong Tháng Thanh niên, thanh niên tình nguyện có được xem xét kết nạp Đảng hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 17/2021/NĐ-CP về chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện như sau:
Chính sách đối với thanh niên tình nguyện trong quá trình hoạt động tình nguyện
...
3. Được tham gia hoạt động đoàn thể; được bồi dưỡng, xét kết nạp vào vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
...
Theo đó, khi hoạt động tình nguyện trong Tháng Thanh niên và các chương trình, hoạt động khác, thanh niên tình nguyện được bồi dưỡng và có thể được xét kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?
- Điều kiện cho phép thành lập trường trung học tư thục? Mức đầu tư để trường trung học tư thục phát triển hoạt động giáo dục?
- Thời hạn sử dụng Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương là bao lâu? Thẻ thanh tra bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Bảng giá đất Hà Nội mới nhất áp dụng từ 20/12/2024 theo Quyết định 71/2024 thay đổi như thế nào?