Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
- Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
- Quyền hạn của thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học là gì?
- Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong việc tổ chức thực hiện hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học được quy định thế nào?
- Giáo viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những nhiệm vụ nào?
Thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT thì thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học sẽ có những nhiệm vụ sau:
+ Tham gia tuyên truyền về các giá trị nhân đạo.
+ Tích cực tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu nhân đạo (đối với thanh niên), phòng, chống tai nạn thương tích, giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, ứng phó thảm họa. Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các cuộc vận động, phong trào của Hội Chữ thập đỏ.
+ Đoàn kết, giúp đỡ bạn trong học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành hội viên, tình nguyện viên, cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
+ Tích cực tham gia các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học, góp phần xây dựng tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vững mạnh.
Quyền hạn của thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT, thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học có những quyền hạn sau:
+ Được cung cấp thông tin về hoạt động chữ thập đỏ và hướng dẫn phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động tập thể.
+ Được tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động thanh niên, thiếu niên chữ thập đỏ trong trường học; Được sử dụng Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khi tham gia các hoạt động chữ thập đỏ.
+ Được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình khó khăn; khi trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.
+ Được tôn vinh, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc; được lựa chọn tham gia trại hè thanh niên, thiếu niên chữ thập đỏ trong nước và ngoài nước.
Hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường trong việc tổ chức thực hiện hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT, trong việc tổ chức thực hiện hoạt động Chữ thập đỏ trong trường học thì Hiệu trưởng nhà trường có những trách nhiệm sau:
+ Chủ động tham mưu, đề xuất các hoạt động chữ thập đỏ đối với các cấp có thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học được quy định tại Thông tư này.
+ Phân công cán bộ y tế trường học hoặc cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường.
+ Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài nhà trường tổ chức hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường hiệu quả.
+ Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích về hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường; tuyên truyền các gương điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương, địa phương và trong nhà trường.
Giáo viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ của giáo viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, giáo viên, giảng viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học
1. Nhiệm vụ:
a) Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
b) Xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
c) Tuyên truyền, vận động, xây dựng lực lượng thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
d) Định kỳ báo cáo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường theo quy định.
2. Quyền hạn:
a) Được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng công tác Hội và phong trào chữ thập đỏ; được cung cấp thông tin và tham gia xây dựng các hoạt động chữ thập đỏ trong và ngoài trường học.
b) Được hỗ trợ các điều kiện, trang thiết bị cần thiết khi tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong khả năng thực tế của các nhà trường.
c) Được tổ chức Hội Chữ thập đỏ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được giúp đỡ khi bản thân hoặc gia đình khó khăn; khi trực tiếp tham gia hoạt động chữ thập đỏ bị tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng thì được hưởng các chính sách theo quy định hiện hành; được hưởng các chế độ, chính sách phù hợp với hiệu quả hoạt động và điều kiện thực tiễn của địa phương.
d) Được tôn vinh, khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng khi có thành tích, đóng góp xuất sắc cho các hoạt động chữ thập đỏ.
Như vậy, giáo viên phụ trách công tác Chữ thập đỏ trong trường học có những nhiệm vụ sau:
+ Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng nhà trường về các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
+ Xây dựng kế hoạch trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt, tổ chức các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
+ Tuyên truyền, vận động, xây dựng lực lượng thanh niên, thiếu niên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
+ Định kỳ báo cáo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động chữ thập đỏ trong nhà trường theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?