Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong những trường hợp nào? Thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ?
Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có bao gồm việc thanh lý không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ
Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bao gồm:
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Thanh lý.
4. Xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
5. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ sẽ bao gồm việc thanh lý và các hình thức khác như:
- Thu hồi.
- Điều chuyển.
- Xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong những trường hợp nào? Thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ? (Hình từ Internet)
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (không thể phục hồi theo công năng của tài sản);
b) Phá dỡ tài sản cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản không sử dụng được theo công năng của tài sản. Trường hợp thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định này thì không áp dụng hình thức thanh lý theo quy định tại Điều này;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý.
...
Như vậy, tài sản kết cấu hạ tầng chợ được thanh lý trong các trường hợp sau:
- Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả (không thể phục hồi theo công năng của tài sản);
- Phá dỡ tài sản cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản không sử dụng được theo công năng của tài sản.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 60/2024/NĐ-CP thì không áp dụng hình thức thanh lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP;
Thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bao gồm:
- Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị thanh lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản điều chuyển thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP): 01 bản chính.
+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (tên tài sản, giá trị tài sản): 01 bản chính.
+ Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm:
+ Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc thanh lý tài sản: 01 bản chính.
+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (tên tài sản, giá trị tài sản): 01 bản chính.
+ Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao.
+ Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản không phù hợp.
+ Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản gồm:
+ Tên cơ quan, đơn vị có tài sản thanh lý;
+ Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (tên tài sản, giá trị tài sản);
+ Hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi (nếu còn sử dụng được); tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước tiếp nhận vật liệu, vật tư thu hồi (trường hợp đã xác định được đối tượng tiếp nhận);
+ Lý do thanh lý (trong đó xác định cụ thể tài sản thanh lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP);
+ Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý;
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, cơ quan, đơn vị có tài sản thanh lý tổ chức thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chức năng thực hiện phá dỡ, hủy bỏ tài sản; kiểm đếm, phân loại vật liệu, vật tư thu hồi.
Việc xử lý vật tư, vật liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Cơ quan, đơn vị được giao tài sản có trách nhiệm thực hiện kế toán giảm tài sản theo chế độ kế toán hiện hành; thực hiện báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 34 Nghị định 60/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?