Thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trên cơ sở nào và Trường trực thuộc cơ quan nào?
Thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trên cơ sở nào và Trường trực thuộc cơ quan nào?
Tại Điều 1 Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2008 quy định thành lập Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Và theo Điều 2 Quyết định 24/QĐ-TTg năm 2008 quy định như sau:
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền của người học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch?
Nhiệm vụ và quyền của người học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch theo Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau:
- Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
- Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
- Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
- Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
- Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh đó, các hành vi người học Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch không được làm theo Điều 61 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định cụ thể:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, người học của cơ sở giáo dục đại học và người khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
- Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối an ninh trật tự trong cơ sở giáo dục đại học hoặc nơi công cộng và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.
Giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền của giảng viên theo Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi điểm a, b, c, d khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định như sau: quy định cụ thể:
- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.
- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.
- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?