Thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện gì và có các hoạt động gì?
Thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện gì?
Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA cụ thể:
Điều kiện đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng
1. Trường hợp thành lập cơ sở điều trị cắt cơn riêng biệt
a) Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
- Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
- Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
- Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.
b) Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
...
Theo đó, thành lập cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về cơ sở vật chất, thiết bị: cơ sở điều trị cắt cơn phải xây dựng thành khu liên hoàn, cách ly với môi trường bên ngoài để tránh thẩm lậu ma túy và tối thiểu phải có 03 phòng chức năng và các thiết bị kèm theo như sau:
+ Phòng khám và cấp cứu: Diện tích tối thiểu 10m2 trong đó có tủ thuốc với đầy đủ các danh mục thuốc, dụng cụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;
+ Phòng lưu bệnh nhân: Diện tích tối thiểu 8m2 và bằng hoặc lớn hơn 4m2/người điều trị; phòng phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và trong phòng có đủ mỗi bệnh nhân 01 bộ dụng cụ sinh hoạt gồm giường, chiếu, ga, gối, chăn, màn;
+ Phòng thường trực của cán bộ y tế, bảo vệ.
- Về cán bộ phải có tối thiểu 04 người gồm: Phụ trách đơn vị điều trị cắt cơn là y, bác sỹ chuyên khoa tâm thần hoặc đa khoa có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy; 01 y, bác sỹ điều trị; 01 điều dưỡng viên; 01 bảo vệ.
Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng (Hình từ Internet)
Cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng có những hoạt động nào?
Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA như sau:
Hoạt động của cơ sở điều trị cắt cơn
1. Hoạt động chuyên môn về cắt cơn
a) Lập hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định. Việc ghi chép, bảo quản hồ sơ bệnh án phải thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Thực hiện chế độ điều trị cắt cơn theo phác đồ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.
a) Tuyên truyền, giáo dục cho người cai nghiện nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi an toàn dự phòng lây truyền HIV và các bệnh truyền nhiễm khác tại cơ sở;
b) Thực hiện các chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Bộ Y tế;
c) Bảo đảm liên tục trong điều trị thuốc kháng HIV đối với các trường hợp người người nghiện ma túy đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
4. Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.
Theo đó, cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng có những hoạt động sau:
- Hoạt động chuyên môn về cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng;
- Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại cơ sở.
- Bảo đảm trật tự, an toàn cho đối tượng điều trị cắt cơn tại cơ sở, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng tránh thẩm lậu ma túy và các hành vi mất an toàn khác của đối tượng.
- Hướng dẫn gia đình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, tư vấn, động viên, khích lệ để họ an tâm điều trị.
Sở Y tế có trách nhiệm gì đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng?
Trách nhiệm của Sở Y tế đối với cơ sở điều trị cắt cơn nghiện ma túy tại cộng đồng theo khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA như sau:
Trách nhiệm của Sở Y tế
1. Tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ về điều trị cắt cơn nghiện ma túy cho đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn; việc xác định người nghiện ma túy và xét nghiệm tìm chất ma túy.
Theo đó, Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các cơ sở điều trị cắt cơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán mua sắm có phải thẩm định không? Phạm vi áp dụng dự toán mua sắm theo quy định Luật Đấu thầu?
- Mẫu Kết luận kiểm tra đảng viên chấp hành của Chi bộ? Tải về mẫu kết luận kiểm tra đảng viên của chi bộ mới nhất?
- Ngày 6 tháng 1 là ngày gì? Ngày 6 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 6 1 2025 thứ mấy?
- Viết đoạn văn kể lại một lần em làm việc nhà được cha mẹ khen hay nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học mới nhất là gì?
- 03 Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ mới nhất 2025 hàng tháng?