Thám tử là gì? Có được phép kinh doanh dịch vụ thám tử tư hay không theo quy định của pháp luật hiện nay?
Thám tử là gì? Có được phép kinh doanh dịch vụ thám tử tư hay không theo quy định của pháp luật hiện nay?
Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích rõ về thuật ngữ "thám tử".
Tuy nhiên, trên thực tế có thể hiểu thám tử là người mà chuyên thực hiện các hoạt động điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu.
Thám tử có thể là một thành viên của một lực lượng điều tra nào đó hoặc là một người hoạt động độc lập theo kiểu sở hữu tư nhân (được gọi là thám tử tư)
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì dịch vụ thám tử tư được ghi nhận như một ngành nghề kinh doanh và thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nằm trong nhóm Dịch vụ điều tra.
Đồng thời, căn cứ Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định thì dịch vụ thám tử tư không nằm trong nhóm các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
Theo đó, có thể thấy, hiện nay pháp luật vẫn cho phép kinh doanh dịch vụ thám tử tư.
Tuy nhiên, khi tiến hành kinh doanh loại hình dịch vụ này cần lưu ý đến các vấn đề về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định pháp luật.
Thám tử là gì? Có được phép kinh doanh dịch vụ thám tử tư hay không theo quy định của pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Thám tử tư thu thập trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác bị xử phạt bao nhiêu?
Hình thức xử phạt đối với hành vi thu thập trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác được quy định tại khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
b) Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
b) Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
c) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, thám tử tư có hành vi thu thập trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức trong trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. (theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi thu thập trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b và c khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt đối với hành vi thu thập trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?