Thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề bao nhiêu tháng?
- Người đã là thẩm tra viên chính ngành tòa án có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
- Để chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại, người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án cần những giấy tờ gì?
- Người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại bao nhiêu tháng?
Người đã là thẩm tra viên chính ngành tòa án có được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại không?
Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
...
2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
...
Theo đó, người đã là thẩm tra viên chính ngành tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại.
Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Để chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại, người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án cần những giấy tờ gì?
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BTP như sau:
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại
Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP là một trong các giấy tờ sau đây:
1. Quyết định bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên, Giấy chứng minh thẩm phán, Giấy chứng minh kiểm sát viên, Thẻ chấp hành viên, Giấy chứng nhận điều tra viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
2. Chứng chỉ hành nghề luật sư, Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, Thẻ luật sư, Thẻ công chứng viên kèm theo giấy tờ chứng minh đã có thời gian hành nghề luật sư, công chứng từ 05 năm trở lên;
3. Quyết định bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó giáo sư chuyên ngành luật; Bằng tiến sĩ luật, trường hợp Bằng tiến sĩ luật được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
4. Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự; thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật;
5. Các giấy tờ khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giấy tờ chứng minh người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại là Quyết định bổ nhiệm thẩm tra viên chính ngành tòa án.
Người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại bao nhiêu tháng?
Người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
...
3. Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, 3 Điều này được nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Học viện Tư pháp. Học viện Tư pháp tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thông báo danh sách người đủ điều kiện tham gia khóa đào tạo, khóa bồi dưỡng chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai giảng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
5. Thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06 tháng; thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.
...
Như vậy, người đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp.
Thời gian bồi dưỡng nghề Thừa phát lại là 03 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?