Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào theo Bộ luật Tố tụng hình sự?
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Lưu ý: Phạm vi xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
Thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào theo Bộ luật Tố tụng hình sự? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án hình sự?
Căn cứ quy định tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Theo đó, thời hạn Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải mở phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự là 60 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
Và trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự là mẫu nào?
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự là Mẫu số 21-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự
Cách ghi mẫu như sau:
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh...); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-TA).
(4) ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo (các bị cáo); trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật.
(5) ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
(6) và (7) ghi cụ thể tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định.
(8) ghi đầy đủ họ tên người kháng cáo, tên của Viện kiểm sát kháng nghị.
(9) ghi cụ thể địa điểm nơi xét xử vụ án.
(10) xét xử công khai hoặc xét xử kín.
(11) ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán, Thư ký phiên tòa; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm; ghi đầy đủ họ tên của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Cần chú ý không ghi chức vụ của Thẩm phán; đối với vụ án hình sự thông thường thì không ghi chức vụ, nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân (quân nhân); đối với vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thì ghi nghề nghiệp của Hội thẩm nhân dân (quân nhân).
(12) ghi họ tên những người tham gia tố tụng và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa (nếu có).
(13) ghi những nơi mà Tòa án phải gửi theo quy định tại khoản 4 Điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu số 4.4 kết luận kiểm tra hoạt động lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07?
- Con số may mắn ngày 8 2 2025 cho 12 con giáp? Con số may mắn hôm nay 8 2 2025 tài lộc? Ngày 8 2 2025 là ngày mấy âm?
- Quyết định chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178? Tải về Mẫu Quyết định chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?
- Mức lương thấp nhất của người lao động hiện nay là bao nhiêu? Quy định pháp luật về việc áp dụng mức lương tối thiểu?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân 2025 gồm những gì?