Thẩm quyền giám sát và trách nhiệm của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định thực hiện như thế nào?
Thẩm quyền giám sát của Quốc hội được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về giám sát như sau:
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thẩm quyền giám sát của Quốc hội như sau:
Thẩm quyền giám sát của Quốc hội
1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
a) Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; giám sát tối cao văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát tối cao nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
...
Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Quốc hội (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thẩm quyền giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Thẩm quyền giám sát của Quốc hội
1. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
....
b) Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; giám sát nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; giúp Quốc hội tổ chức thực hiện quyền giám sát tối cao theo sự phân công của Quốc hội;
...
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và giám sát hoạt động của các cơ quan được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Trách nhiệm của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội khi thực hiện chức năng giám sát được quy định thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 6 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về trách nhiệm của các chủ thể giám sát như sau:
Trách nhiệm của các chủ thể giám sát
1. Quốc hội báo cáo về hoạt động giám sát tối cao của mình trước cử tri cả nước thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội.
...
Theo đó, khi thực hiện chức năng giám sát thì Quốc hội có trách nhiệm báo cáo về hoạt động giám sát tối cao của mình trước cử tri cả nước thông qua phương tiện thông tin đại chúng và hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm và báo cáo về hoạt động giám sát của mình trước Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?