Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ? Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp thế nào?
Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ là gì?
Căn cứ vào Điều 32 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ như sau:
(1) Trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết quân luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước;
+ Tư lệnh quân khu điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Dân quân tự vệ được điều động;
+ Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động Dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ biển được điều động;
+ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
+ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh quân khu;
+ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã điều động dân quân thuộc quyền trong phạm vi cấp xã sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
+ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
+ Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi của doanh nghiệp.
(2) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cấp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ là gì? Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp thế nào? (Hình từ internet)
Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được hưởng phụ cấp thế nào?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
(1) Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Điều 19 của Luật Dân quân tự vệ 2019 được hưởng phụ cấp chức vụ.
(2) Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần.
(3) Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
(4) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.
(5) Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.
05 Thành phần của Dân quân tự vệ?
Căn cứ vào Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019, thành phần của Dân quân tự vệ được quy định gồm:
(1) Dân quân tự vệ tại chỗ.
(2) Dân quân tự vệ cơ động.
(3) Dân quân thường trực.
(4) Dân quân tự vệ biển.
(5) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng hợp văn khấn Tết Hàn Thực trong nhà, ngoài mộ chi tiết, đầy đủ? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh minh?
- Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng năm 2025?
- Tổng hợp mẫu đoạn văn viết về trang phục dân tộc mà em biết? Dàn ý đoạn văn viết về trang phục dân tộc như thế nào?
- Tín hiệu ưu tiên là gì? Quy định về đèn ưu tiên? Lắp đặt đèn ưu tiên phải đảm bảo điều gì theo Nghị định 151/2024/NĐ-CP?
- Mẫu đề án giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất 2025?