Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện tại giai đoạn nào của một cuộc thanh tra hành chính?
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là gì?
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được giải thích tại Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
13. Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra là việc xem xét, đánh giá để đưa ra nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
14. Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra là việc theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, ý thức kỷ luật và việc thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong thời hạn thanh tra.
15. Quyết định xử lý về thanh tra bao gồm quyết định của người tiến hành thanh tra để thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra và quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra để thực hiện kết luận thanh tra.
...
Theo quy định này thì thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được hiểu là việc xem xét, đánh giá để đưa ra nhận xét, kiến nghị nhằm hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện tại giai đoạn nào của một cuộc thanh tra hành chính? (hình từ internet)
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được thực hiện tại giai đoạn nào của một cuộc thanh tra hành chính?
Tại Điều 49 Luật Thanh tra 2022 quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Theo quy định này, tại giai đoạn kết thúc cuộc thanh tra sẽ gồm các bước sau:
Bước 01: Báo cáo kết quả thanh tra;
Bước 02: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
Bước 03: Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
Bước 04: Ban hành kết luận thanh tra;
Bước 05: Công khai kết luận thanh tra.
Như vậy, thẩm định dự thảo kế luận thanh tra là bước thứ ba trong gia đoạn kết thúc cuộc thanh tra của một cuộc thanh tra hành chính.
Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành văn bản đúng không? Cần ghi rõ nội dung gì?
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra được quy định tại Điều 77 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
1. Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết.
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (sau đây gọi chung là người thực hiện thẩm định) để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
3. Người thực hiện thẩm định có quyền yêu cầu Đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thẩm định; xây dựng báo cáo kết quả thẩm định và chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thanh tra về kết quả thẩm định.
4. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo việc xem xét, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra.
Theo đó, người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc phân công đơn vị, cá nhân thực hiện việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra để bảo đảm mục đích, yêu cầu và các nội dung theo quyết định thanh tra và kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt. Việc phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
Như vậy, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ nội dung và thời hạn thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?