Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào? Món ăn Tết Nguyên Tiêu? Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không?
Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào? Món ăn Tết Nguyên Tiêu? Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không?
Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch), đánh dấu ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Đây là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Á, mang ý nghĩa cầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc cho cả năm.
Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào?
Tết Nguyên tiêu 2025 là ngày 15/01/2025 âm lịch rơi vào ngày 12/02/2025 (Thứ tư) dương lịch.
Món ăn Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam?
1. Chè trôi nước
- Viên chè tròn trịa tượng trưng cho sự viên mãn, sung túc trong năm mới. Thường nấu với nước đường gừng, bên trong nhân đậu xanh, bên ngoài là bột nếp dẻo thơm.
2. Xôi gấc
- Màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn, phú quý. Xôi thường được đồ chung với đỗ xanh, dừa nạo, tạo độ béo ngậy.
3. Bánh chưng, bánh tét
- Món bánh truyền thống của Tết vẫn được nhiều gia đình cúng rằm tháng Giêng. Biểu tượng cho đất trời, âm dương hòa hợp.
4 Gà luộc
- Gà trống luộc nguyên con thể hiện sự khởi đầu tốt lành, sức khỏe dồi dào. Khi cúng rằm, thường đi kèm muối tiêu chanh hoặc lá chanh thái nhỏ.
5. Nem rán, giò chả
- Mâm cỗ rằm tháng Giêng thường có các món truyền thống như nem rán, giò lụa, giò bò. Thể hiện sự no đủ, trọn vẹn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tết nguyên tiêu tổ chức vào ngày nào? Món ăn Tết Nguyên Tiêu? Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không? (hình từ internet)
Tết Nguyên Tiêu có được nghỉ làm không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì ngày Tết Nguyên tiêu 2025 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Chính vì thế, vào ngày Tết Nguyên tiêu, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày Tết Nguyên tiêu rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Bên cạnh đó, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Tết Nguyên tiêu thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Việc tổ chức Lễ hội dịp Tết Nguyên tiêu cần đảm bảo nguyên tắc nào?
Việc tổ chức Lễ hội vào ngày Tết Nguyên cần tuân thủ các nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP gồm:
- Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
- Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
- Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
- Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
- Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
- Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
- Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Người tham gia lễ hội dịp Tết Nguyên tiêu có trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định trên còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/le-cung-ram-thang-gieng-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/tet-nguyen-tieu-to-chuc-vao-ngay-nao.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/15-thang-gieng-la-ngay-gi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/tet-nguyen-tieu-15-1-am-lich.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/cung-ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/08-02-2025/ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTMH/08022025/cung-ram-thang-gieng-2025-tu-ngay-nao-mam-cung-ram-thang-gieng-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/PH/040225/cung-ram-thang-gieng.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-51.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/311224/tet-nguyen-tieu.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể cho người lao động làm thêm giờ mà không trả tiền lương không? Quy định về làm thêm giờ?
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 177 của cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm? Chế độ nghỉ hưu trước tuổi?
- Đào tạo từ xa tự học có hướng dẫn là gì theo Nghị định 160? Người học lái xe đăng ký đào tạo từ xa tự học có hướng dẫn tại đâu?
- Nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ phần trăm lương hưu khi sắp xếp lại bộ máy theo Nghị định 178 không?
- Dừng xe mặc áo mưa có bị phạt không 2025? Có được dừng xe máy, xe đạp trên đường để mặc áo mưa không?