Tết Cổ truyền dân tộc là gì? Tết Cổ truyền của lao động nước ngoài trùng với Tết Nguyên đán thì có được nghỉ bù không?
Tết Cổ truyền dân tộc là gì?
Tại Bộ luật Lao động 2019 có đề cập đến thuật ngữ "Tết Cổ truyền dân tộc" nhưng Bộ luật này cũng như các văn bản hướng dẫn liên quan không có định nghĩa cụ thể thế nào là "Tết Cổ truyền dân tộc".
Trên thực tế, Tết Cổ truyền dân tộc của một nước là một ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của nước đó. Đây là dịp để mọi người tạm gác lại tất cả các công việc để sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình, họ hàng. Tết Cổ truyền của mỗi nước có những nét đặc trưng riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó.
Tại Việt Nam, Tết Cổ truyền có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo từng vùng miền và quan niệm của mỗi người. Một số tên gọi phổ biến của Tết Cổ truyền bao gồm:
- Tết Nguyên đán;
- Tết Cả;
- Tết Ta;
- Tết Âm lịch.
Tết Cổ truyền dân tộc là gì? Tết cổ truyền của lao động nước ngoài trùng với Tết Nguyên đán thì có được nghỉ bù không? (hình từ internet)
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được nghỉ trong ngày Tết Cổ truyền dân tộc của họ không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định này, người lao động, bao gồm cả người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ có các ngày nghỉ lễ, tết như sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Riêng với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Tết Cổ truyền của người lao động nước ngoài trùng với Tết Nguyên đán thì có được nghỉ bù không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 cũng như các văn bản hướng dẫn chưa có quy định đề cập nếu ngày tết cổ truyền của người lao động nước ngoài trùng với Tết Nguyên đán thì có được nghỉ bù hay không.
Tuy nhiên tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu về trường hợp ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động có thể được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có những quyền gì?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có những quyền được quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể gồm:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?