Tên tuyến đường sắt quốc gia có phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không? Tên tuyến đường sắt quốc gia được đặt như thế nào?
Tên tuyến đường sắt quốc gia được đặt như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc đặt tên tuyến đường sắt như sau:
Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt
1. Đặt tên, đổi tên tuyến, ga đường sắt
a) Các tuyến, ga đường sắt hiện hữu được giữ nguyên tên như hiện nay;
b) Trường hợp thay đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, phải đặt tên theo quy định của Nghị định này trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đường sắt đi qua;
c) Tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục. Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến;
d) Trường hợp tuyến đường sắt nhánh có kết nối với tuyến đường sắt chính, điểm đầu của tuyến đường sắt nhánh này được tính tại vị trí kết nối với tuyến đường sắt chính;
đ) Tên ga được đặt theo địa danh, tên các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, tên di tích lịch sử - văn hóa tại vị trí đặt ga, theo số thứ tự hoặc ký tự;
e) Tên ga trên một tuyến không được trùng nhau, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục của địa phương nơi đặt ga và đất nước.
...
Đối chiếu quy định trên, tên tuyến đường sắt được đặt theo tên điểm đầu và điểm cuối của tuyến hoặc đặt tên theo số thứ tự hoặc ký tự liên tục.
Điểm đầu, điểm cuối là tên của địa danh nơi có ga đầu, ga cuối của tuyến.
Tên tuyến đường sắt quốc gia có phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không? (Hình từ Internet)
Tên tuyến đường sắt quốc gia có phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên tuyến, tên ga đường sắt
...
2. Tên tuyến, tên ga đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 5 của Nghị định này chịu trách nhiệm công bố tên tuyến, tên ga đường sắt theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tên tuyến đường sắt phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ai có quyền quyết định đặt tên cho tuyến đường sắt quốc gia?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền, trình tự đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt
1. Thẩm quyền đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt quốc gia;
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt đô thị thuộc phạm vi quản lý;
c) Nhà đầu tư quyết định đặt tên, đổi tên tuyến, tên ga đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư, phải phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và pháp luật của Việt Nam.
2. Trình tự đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu
a) Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tuyến đường sắt đi qua gửi cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a điểm b khoản 1 Điều này;
b) Nhà đầu tư quyết định đổi tên tuyến, tên ga đường sắt hiện hữu, tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên tuyến đường sắt quốc gia.
Việc kết nối ray tại các tuyến đường sắt quốc gia được quy định ra sao?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kết nối ray các tuyến đường sắt
1. Vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt.
2. Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối ray với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối ray giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.
4. Tổ chức, cá nhân quyết định việc kết nối ray đường sắt chuyên dùng với đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.
Như vậy, việc kết nối ray tại các tuyến đường sắt quốc gia được quy định như sau:
- Vị trí kết nối ray các tuyến đường sắt trong nước phải tại ga đường sắt.
- Chỉ đường sắt quốc gia mới được kết nối ray với đường sắt nước ngoài. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc kết nối ray giữa đường sắt quốc gia với đường sắt nước ngoài.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện việc kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt đô thị.
- Tổ chức, cá nhân quyết định việc kết nối ray đường sắt chuyên dùng với đường sắt chuyên dùng do mình đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?