Tên giống cây trồng lâm nghiệp có được trùng với tên dược phẩm không? Nội dung khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp gồm những gì?
Tên giống cây trồng lâm nghiệp có được trùng với tên dược phẩm không?
Tên giống cây trồng lâm nghiệp có được trùng với tên dược phẩm không, thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Tên giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận trong những trường hợp sau đây:
a) Chỉ bao gồm chữ số;
b) Vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm;
d) Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của giống cây trồng lâm nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan;
d) Dễ gây hiểu nhầm về đặc trưng, đặc tính của giống đó;
c) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả;
g) Trùng với tên của giống cây trồng lâm nghiệp đã được bảo hộ.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu giống và vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp phải sử dụng đúng tên giống cây trồng lâm nghiệp trong quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Khi sử dụng tên giống cây trồng lâm nghiệp kết hợp với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng lâm nghiệp đã được công nhận để sản xuất, kinh doanh thì tên đó phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng.
Theo đó, tên giống cây trồng lâm nghiệp không được chấp nhận nếu trùng cách đọc hoặc cách viết với tên dược phẩm.
Như vậy, thì tên giống cây trồng lâm nghiệp không được trùng với tên của dược phẩm.
Tên giống cây trồng lâm nghiệp có được trùng với dược phẩm không? (Hình từ Internet)
Người trực tiếp khảo nghiệp giống cây trồng lâm nghiệp phải có trình độ như thế nào?
Người trực tiếp khảo nghiệp giống cây trồng lâm nghiệp phải có trình độ được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
2. Có địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì người trực tiếp khảo nghiệp giống cây trồng lâm nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp gồm các nội dung nào?
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp gồm các nội dung được quy định tại Điều 13 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp gồm các nội dung sau:
- Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định;
- Khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng đúng không?
Việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng đúng không, thì theo quy định tại Điều 14 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy, theo quy định trên thì việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng.
Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?