Tem chống hàng giả là gì? Dán tem chống hàng giả để làm ký hiệu nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được không?
Tem chống hàng giả là gì?
Hàng giả được giải thích theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
"7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả."
Tem chống hàng giả (hay còn gọi là tem chống giả) đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay, nhằm giúp ngăn chặn nạn sao chép thương hiệu và làm giả sản phẩm.
Tem chống hàng giả là loại tem dán trên các sản phẩm thương hiệu được doanh nghiệp sử dụng như giải pháp chống giả cho sản phẩm của mình một cách trực tiếp, điều này cũng giúp người tiêu dùng phân biệt hàng giả, hàng thật và an tâm về chất lượng cũng như giá trị của sản phẩm.
Tem chống hàng giả là gì? Dán tem chống hàng giả để làm ký hiệu nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được không? (Hình từ Internet)
Dán tem chống hàng giả để làm ký hiệu nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được không?
Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 10 Thông tư 16/2012/TT-BTC như sau:
Các hình thức ghi ký hiệu để nhận dạng hoá đơn
1. Đơn vị dự trữ khi in, phát hành hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hoá đơn.
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, đơn vị dự trữ có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hoá đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của đơn vị dự trữ khi lập hoá đơn...
2. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn, đơn vị dự trữ phát hiện phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hoá đơn đã phát hành, đơn vị dự trữ in, phát hành hoá đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
Căn cứ trên quy định các đơn vị dự trữ khi in, phát hành hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia quy ước các ký hiệu nhận dạng trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn trong quá trình in, phát hành và sử dụng hoá đơn.
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, đơn vị dự trữ có thể chọn một hay nhiều hình thức sau để làm ký hiệu nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia như: dán tem chống giả; dùng kỹ thuật in đặc biệt; dùng giấy, mực in đặc biệt; đưa các ký hiệu riêng vào trong từng đợt in hoặc đợt phát hành loại hoá đơn cụ thể, in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hoá đơn (như tên, mã số thuế, địa chỉ người bán; loại hàng hoá, dịch vụ; đơn giá…), chữ ký và dấu của đơn vị dự trữ khi lập hoá đơn...
Như vậy, dán tem chống hàng giả là một trong các hình thức để làm ký hiệu nhận dạng hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia.
Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia là gì?
Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia được giải thích theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2012/TT-BTC là chứng từ do đơn vị dự trữ bán hàng dự trữ quốc gia lập, ghi nhận thông tin bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?