Tem bưu chính phổ thông là gì? Loại giấy in tem bưu chính phổ thông Việt Nam được quy định như thế nào?
Tem bưu chính phổ thông là gì?
Tem bưu chính phổ thông được quy định tại tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2013/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTTTT như sau:
Tem Bưu chính Việt Nam (sau đây gọi tắt là tem) là ấn phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính của Việt Nam quyết định phát hành để thanh toán trước giá cước sử dụng dịch vụ bưu chính trên mạng bưu chính công cộng và được công nhận trong mạng lưới của Liên minh Bưu chính Thế giới. Tem Bưu chính Việt Nam bao gồm tem phổ thông và tem đặc biệt.
Tem bưu chính phổ thông là tem không có thời hạn cung ứng và được phép in lại.
Tem bưu chính phổ thông là gì? Loại giấy in tem bưu chính phổ thông Việt Nam được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tem bưu chính phổ thông có độ dài các cạnh như thế nào?
Tem bưu chính phổ thông có độ dài các cạnh theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2013/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Hình dạng tem
Tem có các hình dạng: Hình vuông, hình chữ nhật, và các hình dạng khác được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.
2.2. Khuôn khổ tem
2.2.1. Tem
- Tem phổ thông: Độ dài các cạnh không nhỏ hơn 20 mm và không lớn hơn 37 mm (xem Hình 1a, 1b).
…
Như vậy, theo quy định trên thì tem bưu chính phổ thông có độ dài các cạnh không nhỏ hơn 20 mm và không lớn hơn 37 mm.
Tem bưu chính phổ thông có bao nhiêu răng tem?
Tem bưu chính phổ thông có bao nhiêu răng tem, thì theo quy định tại tiểu mục 2.7 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2013/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
…
2.6. Dấu hủy tem
Dấu hủy phải rõ ràng, không bị nhòe, không bị tan trong nước.
2.7. Răng tem
- Số răng tem không nhỏ hơn 13, đường kính lỗ đục từ 0,9 mm đến 1 mm (xem Hình 7a).
- Lỗ đục răng đặc biệt (có tính năng chống giả): Hình dạng đối xứng qua tâm lỗ đục, trục lớn không lớn hơn 4 mm, bố trí trùng với trục của hàng răng đục, trục nhỏ không lớn hơn 2 mm (xem Hình 7b).
- Hàng lỗ đục chia đều khoảng cách giữa hai khuôn hình tem liền kề, dung sai không quá 0,2 mm.
- Các hàng lỗ đục của 2 cạnh liền kề giao nhau tại 1 lỗ đục (xem Hình 7c, 7d).
- Lỗ đục đứt gọn, không bị khuyết, không bị xơ.
* Phương pháp đo răng tem:
- Sử dụng thước đo răng tem chuyên dụng, hoặc thước có độ chính xác 1 mm đo trực tiếp trên tem. Có thể sử dụng kính lúp để phóng to trong quá trình đo.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tem bưu chính phổ thông có số răng tem không nhỏ hơn 13, đường kính lỗ đục từ 0,9 mm đến 1 mm.
- Lỗ đục răng đặc biệt (có tính năng chống giả): Hình dạng đối xứng qua tâm lỗ đục, trục lớn không lớn hơn 4 mm, bố trí trùng với trục của hàng răng đục, trục nhỏ không lớn hơn 2 mm (xem Hình 7b).
- Hàng lỗ đục chia đều khoảng cách giữa hai khuôn hình tem liền kề, dung sai không quá 0,2 mm.
- Các hàng lỗ đục của 2 cạnh liền kề giao nhau tại 1 lỗ đục (xem Hình 7c, 7d).
- Lỗ đục đứt gọn, không bị khuyết, không bị xơ.
Loại giấy in tem bưu chính phổ thông được quy định như thế nào?
Loại giấy in tem bưu chính phổ thông được quy định tại tiết 2.8.1 tiểu mục 2.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 69:2013/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTTTT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
…
2.8. Chất liệu tem
- Chất liệu tem được làm bằng giấy hoặc bằng các chất liệu phù hợp khác cho phép chuyển tải đầy đủ nội dung, hình ảnh tem và sử dụng tốt trên mạng bưu chính.
2.8.1. Giấy in tem
- Loại giấy: Giấy trắng có tráng keo dùng để in tem.
+ Tổng định lượng (g/m2): 110 ± 10
+ Định lượng giấy (g/m2): 100 ± 10
+ Định lượng keo (g/m2): 10 ± 5
+ Độ dầy (µm): 95 ± 10
+ Độ trắng ISO: > 90%
* Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra bằng cân có độ chính xác tới 1 gam hoặc phương pháp đối chiếu hoặc thiết bị chuyên dụng.
2.8.2. Lớp keo mặt sau giấy in tem
- Keo phải đảm bảo độ bám chắc, chịu được độ ẩm cao, hợp vệ sinh, không tự kết dính, không gây tác hại đến sức khoẻ của con người và không làm ảnh hưởng đến chất lượng tem.
* Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra chất lượng keo: Tem có keo được thấm ẩm mặt sau, dán lên bì thư trong 15 phút tối thiểu là 75% của mặt sau tem phải dính chặt trên bì thư, sau 2 giờ tối thiểu 90 % mặt sau tem phải dính chặt trên bì thư. Keo không bị bong khi được hun nóng ở nhiệt độ 100 0C sau đó làm lạnh đột ngột.
2.8.3. Mực in tem
- Mực in đảm bảo độ bền màu đối với ánh sáng của tem tối thiểu đạt cấp 5 (theo tiêu chuẩn Blue Wool) và độ chịu nước tối thiểu cấp độ 4 (theo tiêu chuẩn Grayscale).
* Phương pháp kiểm tra:
- Kiểm tra độ bền màu bằng cách chiếu sáng trực tiếp trên máy Light Fastness.
- Kiểm tra khả năng chịu nước: được xác định bằng cách ngâm tem trong nước ấm 400C ± 30C trong 2 giờ mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng màu sắc, hình ảnh của tem, nét của dấu.
…
Như vậy, loại giấy in tem bưu chính phổ thông được quy định như sau: Giấy trắng có tráng keo dùng để in tem.
- Tổng định lượng (g/m2): 110 ± 10
- Định lượng giấy (g/m2): 100 ± 10
- Định lượng keo (g/m2): 10 ± 5
- Độ dầy (µm): 95 ± 10
- Độ trắng ISO: > 90%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?