TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học? Quy định chung khi thiết kế trường tiểu học ra sao?
Phạm vi áp dụng TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học?
Tiêu chuẩn TCVN 8793:2011 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế khi xây dựng mới hoặc cải tạo các trường tiểu học.
Tiêu chuẩn cũng có thể được áp dụng cho các trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, lớp tiểu học trong trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác.
CHÚ THÍCH: Trường tiểu học gồm các lớp từ lớp 1 đến lớp 5.
TCVN 8793:2011 về thiết kế trường tiểu học? Quy định chung khi thiết kế trường tiểu học ra sao?
Quy định chung khi thiết kế trường tiểu học ra sao?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn TCVN 8793:2011 như sau:
Quy định chung
3.1. Quy hoạch trường tiểu học phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho học sinh đến trường. Chỉ tiêu quy hoạch được xác định từ 65 chỗ học đến 80 chỗ học cho 1.000 dân.
3.2. Trường tiểu học được thiết kế tối đa 30 lớp với số học sinh mỗi lớp không lớn hơn 35 học sinh.
CHÚ THÍCH: Tuỳ theo điều kiện ở địa phương, trường tiểu học có thể có thêm điểm trường ở những địa bàn khác nhau. Ở những địa bàn đặc biệt khó khăn có thể tổ chức lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đi học
3.3. Quy mô của trường tiểu học có nội trú được xác định tùy điều kiện cụ thể và được thiết kế theo nhiệm vụ thiết kế riêng.
3.4. Có thể thiết kế xây dựng trường tiểu học, lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học trên cùng một khu đất nhưng phải đảm bảo sự hoạt động riêng biệt của từng cấp học.
CHÚ THÍCH: Tỷ lệ giữa các cấp học tùy thuộc quy mô và yêu cầu thực tế nơi xây dựng và các quy định có liên quan.
3.5. Trường tiểu học được thiết kế với cấp công trình theo quy định trong văn bản phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị [1].
3.6. Trong một trường được phép thiết kế xây dựng các hạng mục có cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình cao nhất cho khối nhà học.
3.7. Các yêu cầu đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho học sinh phải tuân thủ các quy định trong văn bản về an toàn sinh mạng và sức khỏe trong nhà và công trình [2].
3.8. Khi thiết kế, xây dựng trường tiểu học phải tính đến nhu cầu tiếp nhận học sinh khuyết tật và tuân theo quy định trong TCVN2): - Công trình dân dụng - Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
Như vậy, việc thiết kế trường tiểu học phải đáp ứng các quy định chung nêu trên.
Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng trường tiểu học gồm những gì?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 8793:2011 như sau:
Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
....
4.2. Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng
4.2.1. Trường tiểu học bao gồm các khối chức năng sau :
- Khối phòng học;
- Khối phòng phục vụ học tập;
- Khối phòng hành chính quản trị;
- Khu sân chơi, bãi tập;
- Khu vệ sinh;
- Khu để xe.
- Khối phục vụ sinh hoạt (nếu có).
4.2.2. Tổng mặt bằng các khối công trình trong trường tiểu học cần đảm bảo quy định sau:
a) Khối phòng học cần được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông; Có biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây;
b) Khối phòng học phải được bố trí riêng biệt và ngăn cách với các khu chức năng khác bằng dải cây xanh;
c) Bố trí các khối công trình rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sử dụng và quản lý; đảm bảo giao thông nội bộ an toàn và hợp lý.
4.2.3. Diện tích sử dụng đất được quy định như sau:
- Diện tích xây dựng công trình: không quá 40 %;
- Diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi, bãi tập): không nhỏ hơn 40%;
- Diện tích giao thông nội bộ: không nhỏ hơn 20 %.
CHÚ THÍCH:
1- Trường hợp khu đất xây dựng trường học tiếp giáp với công viên, vườn hoa thì cho phép giảm 10 % diện tích cây xanh trong trường.
2- Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà trường cho phép tăng diện tích xây dựng công trình nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4.2.4. Trường tiểu học không nên thiết kế, xây dựng lớn hơn 3 tầng. Trường hợp thiết kế trên 3 tầng cần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho thoát nạn khi có sự cố và phải được sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
CHÚ THÍCH:
1- Không được bố trí các phòng học cho học sinh lớp 1 ở tầng trên cùng.
2- Đối với các trường không đủ tiêu chuẩn diện tích đất cho phép tăng chiều cao công trình nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt.
4.2.5. Các sân tập thể thao phải bố trí cách cửa sổ phòng học không nhỏ hơn 15m và có ngăn cách bằng dải cây xanh.
4.2.6. Khoảng cách giới hạn cho phép từ công trình đến chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng tuân thủ điều lệ quản lý quy hoạch của khu vực.
4.2.7. Các chỉ tiêu về quy hoạch khác phải tuân thủ quy định trong văn bản về quy hoạch xây dựng [3].
Như vậy, trường tiểu học phải đáp ứng các tiêu chuẩn về quy hoạch tổng mặt bằng nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?