Tàu thuyền nước ngoài bị từ chối xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Việt Nam trong các trường hợp nào?
Thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có nêu về thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh tại của khẩu cảng Việt Nam như sau:
Tàu thuyền xuất cảnh
1. Tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, trước khi rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.
2. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, trước khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.
Như vậy, tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, trước khi rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.
Tàu thuyền nước ngoài bị từ chối xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Việt Nam trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng Việt Nam cần phải tuân thủ quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có quy định:
Tàu thuyền và các loại phương tiện khác hoạt động tại cửa khẩu cảng
1. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và qua đúng cửa khẩu, luồng hàng hải, tuyến quá cảnh, khu vực quá cảnh.
2. Phương tiện Việt Nam và nước ngoài, trừ phương tiện của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, hoa tiêu, phương tiện lai dắt đang thực hiện nhiệm vụ, không được cập mạn tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền đó làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi.
Đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng, phương tiện Việt Nam, nước ngoài có liên quan được phép cập mạn tàu thuyền để thực hiện các hoạt động phục vụ bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch cho đến khi tàu thuyền đó rời cảng.
3. Các loại phương tiện khác ra, vào, hoạt động tại cửa khẩu cảng phải chấp hành các quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật có liên quan; chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng và các lực lượng chức năng.
Theo đó thì tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và qua đúng cửa khẩu, luồng hàng hải, tuyến quá cảnh, khu vực quá cảnh.
Phương tiện nước ngoài không được cập mạn tàu thuyền trước và trong khi tàu thuyền đó làm thủ tục nhập cảnh, chuyển cảng đến, trong và sau khi tàu thuyền làm thủ tục xuất cảnh, chuyển cảng đi.
Đối với tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng điện tử cảng biển, ngay sau khi tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng, phương tiện nước ngoài có liên quan được phép cập mạn tàu thuyền để thực hiện các hoạt động phục vụ bốc dỡ hàng hóa và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch cho đến khi tàu thuyền đó rời cảng.
Tàu thuyền nước ngoài bị từ chối xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng Việt Nam trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 77/2017/NĐ-CP có nội dung quy định như sau:
Từ chối, tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh đối với tàu thuyền
1. Vì lý do quốc phòng, an ninh, các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội hoặc vì lý do đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc vì lý do khẩn cấp khác, tàu thuyền nước ngoài có thể bị từ chối hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tàu thuyền Việt Nam có thể bị tạm hoãn xuất cảnh qua cửa khẩu cảng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng quyết định từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa nơi tàu thuyền làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3. Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm gửi văn bản thông báo từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng và chủ tàu hoặc thuyền trưởng.
Theo đó thì vì ý do quốc phòng, an ninh, các lý do đặc biệt ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội hoặc vì lý do đảm bảo an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc vì lý do khẩn cấp khác, tàu thuyền nước ngoài có thể bị từ chối hoặc tạm hoãn xuất nhập cảnh tại của khẩu cảng Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng quyết định từ chối xuất nhập cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa nơi tàu thuyền làm thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Cảng vụ hàng hải hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm gửi văn bản thông báo từ chối nhập cảnh, quá cảnh hoặc tạm hoãn nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác tại cảng và chủ tàu hoặc thuyền trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?