Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp nào?
- Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp nào?
- Giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có những quyền và trách nhiệm nào?
Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 quy định về các trường hợp tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên như sau:
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
...
3. Trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.
Theo quy định trên, tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp khai thác thủy sản; điều tra nguồn lợi thủy sản hoặc huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
Và trong trường hợp có công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo dự án hoặc hợp đồng đã được phê duyệt thì không cử giám sát viên.
Hoạt động thủy sản (Hình từ Internet)
Giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cần phải đáp ứng của giám sát viên như sau:
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
...
2. Giám sát viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử;
b) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
c) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
...
Theo đó, giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử.
+ Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển.
+ Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát.
+ Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có những quyền và trách nhiệm nào?
Theo quy định tại Điều 59 Luật Thủy sản 2017 về quyền và trách nhiệm của giám sát viên như sau:
Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
1. Giám sát viên có quyền sau đây:
a) Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép;
b) Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu;
d) Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết;
đ) Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu;
e) Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu;
g) Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
h) Hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
2. Giám sát viên có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát các hoạt động và việc tuân thủ pháp luật Việt Nam của người và tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
b) Báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.
Như vậy, giám sát viên của tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có những quyền và trách nhiệm được quy định tại Điều 59 nêu trên.
Trong đó, giám sát viên có quyền yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?