Tàu nào được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001?
- Tàu nào được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001?
- Tổ chức muốn được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 thì hồ sơ như thế nào?
- Trình tự nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 được thực hiện như thế nào?
Tàu nào được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 46/2011/TT-BGTVT, có quy định về đối tượng được cấp Giấy chứng nhận như sau:
Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận
1.Tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến quốc tế;
2. Tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến nội địa, tàu biển nước ngoài có tổng dung tích trên 1000 GT sẽ được cấp Giấy chứng nhận nếu chủ tàu có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì tàu được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 là tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến quốc tế; tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến nội địa, tàu biển nước ngoài có tổng dung tích trên 1000 GT sẽ được cấp Giấy chứng nhận nếu chủ tàu có yêu cầu.
Tàu nào được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001? (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn được cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 thì hồ sơ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 46/2011/TT-BGTVT, có quy định về hồ sơ cấp giấy chứng nhận như sau:
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;
b) Bản chính đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo đảm tài chính phù hợp với quy định của Công ước Bunker 2001; trường hợp việc bảo hiểm có tái bảo hiểm thì phải nộp cả bản gốc giấy chứng nhận của tổ chức nhận tái bảo hiểm liên quan.
Trường hợp đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính, giấy chứng nhận tái bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tàu được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử, chủ tàu phải cung cấp địa chỉ chính thức, hợp pháp trang thông tin điện tử của tổ chức đã cấp để kiểm tra;
c) Bản sao (chụp) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
2. Số lượng hồ sơ phải nộp là 01 (một) bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 như sau:
- Đơn đề nghị của chủ tàu;
- Bản chính giấy chứng nhận bảo đảm tài chính phù hợp với quy định của Công ước Bunker 2001; Trường hợp bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự của chủ tàu được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử, chủ tàu phải cung cấp địa chỉ chính thức, hợp pháp trang thông tin điện tử của tổ chức đã cấp để kiểm tra;
- Bản sao (chụp) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
Trình tự nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 46/2011/TT-BGTVT, có quy định về trình tự nộp, nhận và xử lý hồ sơ như sau:
Trình tự nộp, nhận và xử lý hồ sơ
1. Trình tự nộp, nhận hồ sơ:
a) Chủ tàu trực tiếp nộp hoặc gửi hồ sơ tới Cơ quan đăng ký tàu biển.
b) Cơ quan đăng ký tàu biển nhận hồ sơ trực tiếp từ chủ tàu hoặc qua đường bưu chính.
2. Xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký tàu biển kiểm tra hồ sơ theo quy định, vào sổ hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính: Cơ quan đăng ký tàu biển kiểm tra hồ sơ theo quy định và vào sổ hồ sơ theo đúng ngày và dấu bưu điện. Ngày vào sổ hồ sơ là căn cứ để tính ngày cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
c) Đối với hồ sơ không đúng quy định: trường hợp chủ tàu nộp hồ sơ trực tiếp, Cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển thông báo bằng văn bản đến chủ tàu đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
d) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì Trình tự nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 được thực hiện như sau:
- Chủ tàu trực tiếp nộp hoặc gửi hồ sơ tới Cơ quan đăng ký tàu biển;
- Cơ quan đăng ký tàu biển nhận hồ sơ trực tiếp từ chủ tàu hoặc qua đường bưu chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 55/2024 thủ tục chứng nhận chất lượng của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tuần 1?
- Lời chúc Giáng sinh bằng 3 thứ tiếng? Chúc Giáng sinh an lành, hay và ý nghĩa nhất? Giáng sinh có được nghỉ?
- Mẫu thỏa thuận liên doanh tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 24?
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?