Tàu của tổ chức nước ngoài điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam có phải có giám sát viên không?
- Tàu của tổ chức nước ngoài điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam có phải có giám sát viên không?
- Giám sát viên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có bắt buộc thành thạo tiếng Anh không?
- Quyền của giám sát viên khi thực hiện việc giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là gì?
- Trách nhiệm của kiểm sát viên khi giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định ra sao?
Tàu của tổ chức nước ngoài điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam có phải có giám sát viên không?
Căn cứ Điều 58 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
1. Tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
a) Khai thác thủy sản;
b) Điều tra nguồn lợi thủy sản;
c) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản.
...
Theo đó, tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải có giám sát viên trong trường hợp sau đây:
(1) Khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
(2) Điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
(2) Huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản được thực hiện trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, trong trường hợp tàu của tổ chức nước ngoài điều tra nguồn lợi thủy sản trong vùng biển Việt Nam bắt buộc phải có giám sát viên.
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam (hình từ Internet)
Giám sát viên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có bắt buộc thành thạo tiếng Anh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
...
2. Giám sát viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử;
b) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
c) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
d) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
...
Theo đó, để đủ điều kiện giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam, giám sát viên cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Là công chức, viên chức kiêm nhiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử;
(2) Có đủ sức khỏe và khả năng đi biển;
(3) Có trình độ chuyên môn về lĩnh vực giám sát;
(4) Thông thạo tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ có tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, giám sát viên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam không bắt buộc thông thạo tiếng Anh nếu như tàu nước ngoài là tàu của quốc gia sử dụng ngôn ngữ khác, khi đó giám sát viên sẽ buộc phải thông thạo ngôn ngữ thông dụng này.
Quyền của giám sát viên khi thực hiện việc giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
1. Giám sát viên có quyền sau đây:
a) Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép;
b) Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu;
d) Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết;
đ) Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu;
e) Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu;
g) Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
h) Hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
...
Chiếu theo quy định này, khi thực hiện việc giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam, giám sát viên có các quyền sau:
(1) Yêu cầu thuyền viên và người làm việc trên tàu thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định ghi trong giấy phép;
(2) Yêu cầu thuyền trưởng đưa tàu về cảng gần nhất trong trường hợp phát hiện người và tàu nước ngoài có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam;
(3) Kiểm tra, giám sát hoạt động trên tàu; thiết bị dò cá, thông tin liên lạc của tàu;
(4) Sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc của tàu để làm việc khi cần thiết;
(5) Được mua bảo hiểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát trên tàu;
(6) Được chủ tàu bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt trên tàu;
(7) Hưởng chế độ lương, công tác phí, bồi dưỡng đi biển và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ;
(8) Hưởng các chế độ bồi dưỡng, thù lao khác từ đối tác hợp tác nếu có ghi trong hiệp định, dự án hoặc hợp đồng hợp tác.
Trách nhiệm của kiểm sát viên khi giám sát tàu của tổ chức nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 59 Luật Thủy sản 2017 quy định trách nhiệm của giám sát viên như sau:
(1) Giám sát các hoạt động và việc tuân thủ pháp luật Việt Nam của người và tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam;
(2) Báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các thông tin liên quan đến hoạt động của tàu nước ngoài theo nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?