Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?

Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản có thuộc khu vực cấm thực hiện khai thác thủy sản có thời hạn khi đáp ứng điều kiện gì? Vùng biển ven Đảo Cô Tô có được thực hiện hoạt động khai thác thủy sản không? Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản bị xử lý hành chính thế nào? Câu hỏi của anh Huy đến từ Hạ Long.

Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản có thuộc khu vực cấm thực hiện khai thác thủy sản có thời hạn khi đáp ứng điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;

- Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;

- Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;

- Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.

Theo đó, vùng biển ven Đảo Cô Tô thuộc Danh mục khu vực cấm khai thác có thời hạn và việc khai thác thủy sản tại vùng này từ ngày 01/04 đến 30/06 hàng năm là hành vi vi phạm pháp luật.

Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?

Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không? (hình từ Internet)

Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven Đảo Cô Tô có vi phạm pháp luật không?

Theo Phụ lục III Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT bị thay thế bởi Phụ lục III Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT quy định về Danh mục khu vự cấm khai thác có thời hạn như sau:

Theo đó, vùng biển ven Đảo Cô Tô thuộc Danh mục khu vự cấm khai thác có thời hạn và việc khai thác thủy sản sẽ bị cấm từ ngày 01/04 đến 30/06 hàng năm.

Tàu cá thực hiện hoạt động khai thác thủy sản vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản bị xử lý hành chính thế nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản
1. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.
2. Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đã được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Theo quy định này, mức xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản sẽ phụ thuộc vào chiều dài của tàu cá, tàu có chiều dài càng lớn thì mức xử lý hành chính càng cao, cụ thể:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản;

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản;

- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản.

Lưu ý mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản, với tổ chức mức phạt vi phạm sẽ nhân hai theo quy định tai khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP

Ngoài ra, tùy thuộc trường hợp cụ thể, tàu cá vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản còn bị áp dụng biện pháp phạt bổ sung và buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định gồm:

+ Tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản.

+ Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng hoặc chuyển giao số thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

Khai thác thủy sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khai thác thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngư dân vứt bỏ chài bắt cá xuống vùng nước tự nhiên có vi phạm quy định pháp luật không? Mức phạt đối với hành vi này là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức khai thác thủy sản bằng tàu cá phải có thiết bị giám sát hành trình thì mới được cấp Giấy phép khai thác thủy sản đúng không?
Pháp luật
Khai thác thủy sản bất hợp pháp là gì? Tàu nước ngoài có được khai thác thủy sản tại vùng biển Việt Nam hay không?
Pháp luật
Khai thác thủy sản có cần phải căn cứ vào lượng thủy sản đang có hay không? Có được khai thác thủy sản với số lượng không giới hạn không?
Pháp luật
Vi phạm chuyển tải thủy sản hoặc hỗ trợ cho tàu cá khai thác bất hợp pháp bị xử phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Ghi không đúng nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản bị phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Khai thác thủy sản quá hạn mức do tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng tàu cá vượt qua vùng được phép khai thác thủy sản trên biển mà không có văn bản chấp thuận bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị phạt thế nào theo quy định pháp luật từ ngày 20/5/2024?
Pháp luật
Mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định từ 20/5/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác thủy sản
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,134 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác thủy sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào