Tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp nào? Thực hiện xóa đăng ký tàu biển ra sao?
Tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp nào?
Theo tiểu mục 10 Mục 9 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 như sau:
Xóa đăng ký
...
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
a) Tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
- Mất tích;
- Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
- Không còn tính năng tàu biển;
- Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
...
Theo đó, tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
- Mất tích;
- Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
- Không còn tính năng tàu biển;
- Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu biển Việt Nam?
Theo tiểu mục 3 Mục 9 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 như sau:
Xóa đăng ký
...
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ khai xóa đăng ký theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký (bản chính); trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
- Trường hợp tàu biển đang được thế chấp thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của người nhận thế chấp và phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp trước khi tiến hành thủ tục xóa đăng ký tàu biển. b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
...
Theo đó, để thực hiện thủ tục xóa đăng ký tàu biển Việt Nam, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai xóa đăng ký;
Mẫu Tờ khai xóa đăng ký xóa tàu biển: TẢI VỀ
- Giấy chứng nhận đăng ký (bản chính); trường hợp giấy chứng nhận đăng ký bị mất, chủ tàu phải khai báo và nêu rõ lý do;
- Trường hợp tàu biển đang được thế chấp thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của người nhận thế chấp và phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp trước khi tiến hành thủ tục xóa đăng ký tàu biển.
Thực hiện xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo trình tự như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục 9 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 như sau:
Xóa đăng ký
1. Trình tự thực hiện
a) Nộp hồ sơ TTHC
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị xóa đăng ký tàu biển (hoặc tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động) đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây.
- Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Giải quyết TTHC
Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
- Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
...
Theo đó, thực hiện xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị xóa đăng ký tàu biển (hoặc tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động) đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã được đăng ký trước đây. Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
++ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
++ Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?