Tàu biển Việt Nam do ai đặt tên? Có được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không?
- Tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam thì đã trở thành tàu biển Việt Nam hay chưa?
- Tàu biển Việt Nam do ai đặt tên? Có được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không?
- Tàu biển Việt Nam bị chìm đắm thì có bị xóa đăng ký tàu biển Việt Nam không?
Tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam thì đã trở thành tàu biển Việt Nam hay chưa?
Tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam thì đã trở thành tàu biển Việt Nam hay chưa được quy định tại Điều 14 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
2. Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.
3. Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật thì tàu biển được xem là tàu biển Việt Nam khi:
- Tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; Hoặc:
- Tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, thì tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam thì đã trở thành tàu biển Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam do ai đặt tên? Có được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không? (Hình từ internet)
Để đăng ký tàu biển Việt Nam thì có cần tên gọi riêng của tàu biển hay không?
Để đăng ký tàu biển Việt Nam thì có cần phải có tên gọi riêng của tàu biển được quy định tại Điều 20 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Điều kiện đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
b) Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
c) Tên gọi riêng của tàu biển;
d) Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
đ) Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
e) Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
g) Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định của pháp luật thì tàu biển khi đăng ký phải có đủ các điều kiện dưới đây:
- Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển;
- Giấy chứng nhận dung tích, giấy chứng nhận phân cấp tàu biển;
- Tên gọi riêng của tàu biển;
- Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký, nếu tàu biển đó đã được đăng ký ở nước ngoài, trừ trường hợp đăng ký tạm thời;
- Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam;
- Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký hoặc đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo quy định của Chính phủ;
- Đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để đăng ký tàu biển Việt Nam thì cần phải có tên gọi riêng của tàu biển và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.
Tàu biển Việt Nam do ai đặt tên? Có được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam không?
Người đặt tên cho tàu biển Việt Nam và tên tàu biển có được trùng hay không được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Đặt tên tàu biển Việt Nam
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tàu biển Việt Nam sẽ do chủ tàu đặt tên và không được trùng tên với những tàu biển khác đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Tàu biển Việt Nam bị chìm đắm thì có bị xóa đăng ký tàu biển Việt Nam không?
Tàu biển Việt Nam bị chìm đắm mà không thể trục vớt được thì có bị xóa đăng ký tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 25 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Xóa đăng ký tàu biển Việt Nam
1. Tàu biển Việt Nam phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
b) Mất tích;
c) Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
d) Không còn tính năng tàu biển;
đ) Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
...
Theo quy định của pháp luật thì tàu biển Việt Nam thuôc những trường hợp sau đây sẽ phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam:
- Bị phá hủy, phá dỡ hoặc chìm đắm mà không thể trục vớt được;
- Mất tích;
- Không còn đủ điều kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam;
- Không còn tính năng tàu biển;
- Theo đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu biển.
Như vậy, khi tàu biển Việt Nam bị chìm đắm mà không thể trục vớt được thì thuộc một trong những trường hợp sẽ phải xóa đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?