Tàu biển được thế chấp bao gồm những loại nào? Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển được quy định ra sao?
Tàu biển được thế chấp bao gồm những loại nào?
Tại Điều 31 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển được thế chấp như sau:
"Điều 31. Tàu biển được thế chấp
Các loại tàu biển sau đây được thế chấp:
1. Tàu biển đăng ký không thời hạn;
2. Tàu biển đăng ký có thời hạn;
3. Tàu biển đang đóng;
4. Tàu biển đăng ký tạm thời;
5. Tàu biển loại nhỏ."
Theo quy định trên, các loại tàu biển sau được thế chấp:
- Tàu biển đăng ký không thời hạn;
- Tàu biển đăng ký có thời hạn;
- Tàu biển đang đóng;
- Tàu biển đăng ký tạm thời;
- Tàu biển loại nhỏ.
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển được quy định ra sao?
Theo Điều 32 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển như sau:
"Điều 32. Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."
Như vậy, hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng thế chấp tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển được quy định ra sao?
Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu
Căn cứ Điều 33 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu như sau:
"Điều 33. Hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển trong trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu
Trường hợp mua bán tàu biển có bảo lưu quyền sở hữu, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu)."
Như vậy, hồ sơ đăng ký bảo lưu quyền sở hữu bao gồm:
- Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
- Hợp đồng mua bán tàu biển có điều khoản bảo lưu quyền sở hữu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển kèm văn bản về bảo lưu quyền sở hữu tàu biển (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển như sau:
"1. Trường hợp đăng ký thế chấp tàu biển, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp, thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu biển, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho người yêu cầu đăng ký."
Như vậy, trường hợp đăng ký thế chấp tàu biển, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu biển thì trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong số đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, ghi nội dung đăng ký thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu biển về việc xử lý tài sản thế chấp vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển cho người yêu cầu đăng ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?