Tàu biển đang đóng nhưng chưa có tên gọi riêng thì có được đăng ký tàu biển Việt Nam hay không?
Tàu biển đang đóng nhưng chưa có tên gọi riêng thì có được đăng ký tàu biển Việt Nam hay không?
Các hình thức đăng ký tàu biển được quy định tại Điều 17 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Đăng ký tàu biển Việt Nam và hình thức đăng ký tàu biển
1. Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm các hình thức sau đây:
a) Đăng ký tàu biển không thời hạn;
b) Đăng ký tàu biển có thời hạn;
c) Đăng ký thay đổi;
d) Đăng ký tàu biển tạm thời;
đ) Đăng ký tàu biển đang đóng;
e) Đăng ký tàu biển loại nhỏ.
Theo đó, có thể đăng ký tàu biển đối với tàu biển đang đóng. Tàu biển đang đóng nhưng chưa có tên gọi riêng thì có được đăng ký tàu biển hay không được xem xét tại Điều 23 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Đăng ký tàu biển đang đóng
1. Chủ tàu biển đang đóng có quyền đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Giấy chứng nhận này không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
b) Tên gọi riêng của tàu biển đang đóng;
c) Tàu đã được đặt sống chính.
Như vậy, một trong những điều kiện phải đáp ứng khi đăng ký tàu biển Việt Nam đối với tàu biển đang đóng là phải có tên gọi riêng của tàu biển. Do đó, tàu biển đang đóng nhưng chưa có tên gọi riêng thì chưa thể đăng ký được.
Tàu biển đang đóng nhưng chưa có tên gọi riêng thì có được đăng ký tàu biển Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Đặt tên cho tàu biển đang đóng thì cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc đặt tên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 21 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Đặt tên tàu biển Việt Nam
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
2. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
3. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy, khi đặt tên cho tàu biển đang đóng thì cần chú ý thỏa mãn những nguyên tắc liệt kê nêu trên bao gồm: không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội; Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc…
Tàu biển đang đóng khi đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có bao gồm địa chỉ nhà máy đóng tàu biển?
Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc được quy định tại Điều 24 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Nội dung cơ bản của Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam
1. Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam có nội dung cơ bản sau đây:
a) Tên cũ, tên mới của tàu biển; tên, nơi đặt trụ sở của chủ tàu; tên, nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của chủ tàu nước ngoài; tên, nơi đặt trụ sở của người thuê tàu trần, người thuê mua tàu xin đăng ký; tên người khai thác tàu (nếu có); loại tàu biển và mục đích sử dụng;
b) Cảng đăng ký;
c) Số đăng ký;
d) Thời điểm đăng ký;
đ) Tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển;
e) Các thông số kỹ thuật chính của tàu biển;
g) Tình trạng sở hữu tàu biển và những thay đổi có liên quan đến sở hữu;
h) Thời điểm và lý do của việc xóa đăng ký;
i) Thông tin về đăng ký thế chấp tàu biển.
2. Mọi thay đổi về nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này phải được ghi rõ vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.
Theo đó, tàu biển khi đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện được liệt kê nêu trên bao gồm tên, địa chỉ nhà máy đóng tàu biển và năm đóng tàu biển.
Do đó, tàu biển đang đóng khi đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam phải có nội dung về địa chỉ nhà máy đóng tàu biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tham luận Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ý nghĩa? Bài tham luận về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 18 11?
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
- Thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề nhằm mục đích gì? Căn cứ xác lập quyền đối với bất động sản liền kề là gì?