Tàu bay bị bỏ do không có người đến nhận sau khi đã có quyết định thả tàu bay thì cần phải xử lý theo trình tự thủ tục như thế nào?
- Đã có quyết định thả tàu bay nhưng không có người tới nhận thì Cục hàng không cần thông báo trên phương tiện đại chúng bao nhiêu lần?
- Có được xem là tàu bay bị bỏ trong trường hợp sau khi đã thông báo về việc nhận lại tàu bay nhưng vẫn không có người tới nhận lại hay không?
- Tàu bay bị bỏ do không có người đến nhận sau khi đã có quyết định thả tàu bay thì cần phải xử lý theo trình tự thủ tục như thế nào?
Đã có quyết định thả tàu bay nhưng không có người tới nhận thì Cục hàng không cần thông báo trên phương tiện đại chúng bao nhiêu lần?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về việc không có người nhận lại tàu bay sau khi có quyết định thả như sau:
Thủ tục thực hiện Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
...
2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi ngay Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay cho Tòa án đã ra Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Tàu bay có Quyết định được thả chỉ được tiếp tục đưa vào khai thác sau khi người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay đã thanh toán hoặc thỏa thuận thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
4. Sau 30 ngày, kể từ ngày ra Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay mà không có sự liên lạc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay bị bắt giữ, Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo tới Nhà chức trách hàng không của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đồng thời thông báo 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương nơi tàu bay bị bắt giữ về yêu cầu nhận lại tàu bay.
Từ quy định trên thì Cục hàng không cần thông báo về việc nhận lại tàu bay 03 lần liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng khi nhận được báo cáo về trường hợp không có người đến nhận lại tàu bay sau khi đã có quyết định thả.
Tàu bay bị bỏ do không có người đến nhận sau khi đã có quyết định thả tàu bay thì cần phải xử lý theo trình tự thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Có được xem là tàu bay bị bỏ trong trường hợp sau khi đã thông báo về việc nhận lại tàu bay nhưng vẫn không có người tới nhận lại hay không?
Theo Điều 9 Nghị định 02/2012/NĐ-CP quy định về các trường hợp tàu bay bị bỏ như sau:
Các trường hợp tàu bay bị bỏ
Tàu bay được coi là bị bỏ trong các trường hợp sau đây:
1. Sau khi Quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án hết hiệu lực mà không cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu bay đó.
2. Chủ sở hữu tàu bay tuyên bố bằng văn bản việc từ bỏ tàu bay mà không chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan đến tàu bay đó cho tổ chức bảo hiểm hợp pháp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác. Văn bản tuyên bố bỏ tàu bay của chủ sở hữu tàu bay phải được gửi cho Tòa án ra Quyết định bắt giữ tàu bay hoặc Cục Hàng không Việt Nam. Trường hợp tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu thì việc từ bỏ tàu bay phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Sau 60 ngày, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam đăng thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương mà người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay không liên lạc với Cục Hàng không Việt Nam để nhận lại tàu bay, trừ trường hợp người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết tranh chấp và Tòa án thụ lý vụ việc.
...
Như vậy, sau 60 ngày, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam đăng thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương mà người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay không liên lạc với Cục Hàng không Việt Nam để nhận lại tàu bay thì xem như tàu bay bị bỏ.
Lưu ý: không tính đến trường hợp người có quyền và lợi ích liên quan đến tàu bay khởi kiện vụ án tại Tòa án để giải quyết tranh chấp và Tòa án thụ lý vụ việc.
Tàu bay bị bỏ do không có người đến nhận sau khi đã có quyết định thả tàu bay thì cần phải xử lý theo trình tự thủ tục như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 02/2012/NĐ-CP thì thủ tục xử lý tàu bay bị bỏ được thực hiện như sau:
(1) Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chuyển giao tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tiền bán đấu giá được ký gửi vào “Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ” của Cục Hàng không Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động ở Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc bán đấu giá.
(2) Sau 03 năm, kể từ ngày Cục Hàng không Việt Nam gửi tiền vào “Tài khoản tiền quản lý, giữ hộ” mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có yêu cầu nhận lại thì số tiền đó được sung công quỹ. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc tàu bay mang đăng ký quốc tịch Việt Nam bị bán đấu giá vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
(3). Việc thanh toán tiền bán đấu giá tàu bay được thanh toán theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Án phí và các chi phí cho việc thi hành án, xử lý tài sản bảo đảm bằng việc bán đấu giá tàu bay;
- Tiền công gìn giữ, cứu hộ tàu bay và các chi phí có liên quan đến việc gìn giữ, cứu hộ tàu bay;
- Các khoản nợ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
- Người thứ ba dưới mặt đất bị thiệt hại;
- Các khoản nợ về các quyền, lợi ích đối với tàu bay được đăng ký hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Các khoản khác theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?