Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? Vốn hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được lấy từ đâu?
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Quy chế Quản lý tài chính của công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quy chế), ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
"1. “Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam” là nhóm doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân (sau đây gọi tắt là Tập đoàn), bao gồm: Công ty mẹ; các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn; các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn.
2. “Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam” là doanh nghiệp cấp I trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2006 và được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật ..."
Có thể thấy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là nhóm doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, bao gồm:
- Công ty mẹ
- Các doanh nghiệp thành viên Tập đoàn
- Các doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn.
Tuy nhiên, công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là doanh nghiệp cấp I trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu, do đó có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam không có tư cách pháp nhân nhưng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lại có tư cách pháp nhân.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tư cách pháp nhân hay không? (Hình từ Internet)
Vốn hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được lấy từ đâu?
Tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 3. Vốn của Công ty mẹ
Vốn của Công ty mẹ bao gồm vốn nhà nước tại Công ty mẹ, vốn do Công ty mẹ tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi riêng từng nguồn vốn theo quy định hiện hành."
Như vậy, vốn của công ty mẹ, tức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
- Vốn do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
Ai có thẩm quyền phê duyệt vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam?
Tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 36/2021/NĐ-CP có quy định về vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau:
"Điều 4. Vốn Điều lệ của Công ty mẹ
1. Vốn điều lệ của Công ty mẹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (sau đây gọi tắt là Điều lệ của Công ty mẹ).
2. Trong quá trình kinh doanh, tuỳ theo yêu cầu phát triển từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty mẹ theo đề nghị của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Cơ quan đại diện chủ sở hữu), ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp đầu tư bổ sung vốn điều lệ với mức tương đương với mức vốn của dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư bổ sung sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Trình tự lập, phê duyệt hồ sơ và thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Công ty mẹ thực hiện theo quy định hiện hành.
Khi điều chỉnh vốn điều lệ, Công ty mẹ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh.
3. Trường hợp Công ty mẹ không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định tại Điều 19 Quy chế này mà vốn chủ sở hữu (bao gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản) trên báo cáo tài chính năm của Công ty mẹ lớn hơn mức vốn điều lệ đã được phê duyệt của năm trước liền kề, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo việc Công ty mẹ thực hiện nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước."
Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền phê duyệt vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?