Tạp chí Thuế có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện những vấn đề gì theo quy định?
Tạp chí Thuế có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện những vấn đề gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2159/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Tạp chí Thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, trao đổi các vấn đề về chính sách, chế độ pháp luật và nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và quản lý thuế, phí, lệ phí; thông tin các hoạt động của Tổng cục Thuế và các ngành có liên quan đến công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
2. Tạp chí Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Tạp chí Thuế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, trao đổi các vấn đề về chính sách, chế độ pháp luật và nghiệp vụ trong lĩnh vực tài chính, ngân sách và quản lý thuế, phí, lệ phí; thông tin các hoạt động của Tổng cục Thuế và các ngành có liên quan đến công tác quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 6 Quyết định 2159/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Biên chế và kinh phí
1. Biên chế của Tạp chí Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định trong tổng số biên chế được giao.
2. Kinh phí hoạt động của Tạp chí Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Tạp chí Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Lãnh đạo Tạp chí Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế được quy định thế nào?
Theo Điều 5 Quyết định 2159/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Lãnh đạo Tạp chí Thuế
1. Tạp chí Thuế có Tổng biên tập và không quá 03 Phó Tổng biên tập.
Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí Thuế.
Phó Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các chức danh lãnh đạo khác của Tạp chí Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo quy định Tạp chí Thuế có Tổng biên tập và không quá 03 Phó Tổng biên tập.
- Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tạp chí Thuế.
- Phó Tổng biên tập chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Lưu ý: Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập và các chức danh lãnh đạo khác của Tạp chí Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Tạp chí Thuế có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện những vấn đề gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Tạp chí Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế có bao nhiêu phòng?
Theo Điều 4 Quyết định 2159/QĐ-BTC năm 2018 quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Tạp chí Thuế có các phòng:
1. Phòng Biên tập.
2. Phòng Trị sự.
3. Phòng Phát hành và Quảng cáo.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Tạp chí Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định.
Theo quy định Tạp chí Thuế có các phòng:
- Phòng Biên tập.
- Phòng Trị sự.
- Phòng Phát hành và Quảng cáo.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng thuộc Tạp chí Thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quyết định được quy định tại Điều 6 Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý tài chính của Tạp chí Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 500/QĐ-TCT năm 2019, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ của các Phòng thuộc Tạp chí Thuế
1. Phòng Biên tập
1.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên các ấn phẩm của Tạp chí Thuế hàng tháng, quý, năm trình Tổng Biên tập phê duyệt;
1.2. Chuẩn bị đầy đủ tin, bài, ảnh cho cho từng số tạp chí đảm bảo phát hành đúng tiến độ, đúng tôn chỉ, mục đích;
1.3. Thiết kế, làm market, cơ cấu, sắp xếp lại tin, bài, ảnh phù hợp với từng trang mục theo quy chế của Tạp chí, đảm bảo việc xuất bản đạt chất lượng và phát hành đúng tiến độ;
1.4. Xây dựng và mở rộng đội ngũ cộng tác viên trong và ngoài ngành, nhằm thu hút các tin, bài, ảnh có chất lượng, đa dạng, phong phú;
1.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
2. Phòng Phát hành - Quảng cáo
2.1. Khai thác quảng cáo từ các tổ chức trong và ngoài nước, từ các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thông tin, quảng bá sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật;
2.2. Tổ chức phát hành Tạp chí Thuế trên phạm vi cả nước;
2.3. Hợp tác với các đối tác, đơn vị truyền thông; tổ chức mạng lưới cộng tác viên để mở rộng phát hành các ấn phẩm của Tạp chí Thuế và tăng cường mở rộng cộng tác viên trong và ngoài ngành, nhằm thu hút quảng cáo cho Tạp chí Thuế;
2.4. Tổ chức các hoạt động dịch vụ, sự kiện truyền thông phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động của ngành Tài chính, Thuế và các ngành có liên quan;
2.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
3. Phòng Trị sự
3.1. Thực hiện các công tác hành chính, quản trị, tổ chức nội bộ theo phân công của Tổng Biên tập;
3.2. Thực hiện công tác tài chính kế toán ở đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước;
3.3. Quản lý tài chính, tài sản, đầu tư cơ sở vật chất của đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành;
3.4. Giúp Tổng Biên tập về công tác tổ chức bộ máy nhân sự, công tác đào tạo, công tác hạch toán kế toán, tiền lương và các khoản theo lương, bảo hiểm xã hội và các loại hình bảo hiểm khác;
3.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Biên tập giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?