Tăng vốn dự án đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không theo quy định hiện hành?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Trong đó:
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Tăng vốn dự án đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không theo quy định hiện hành?
Căn cứ tại Điều 40 Luật Đầu tư 2020 về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Tên dự án đầu tư.
2. Nhà đầu tư.
3. Mã số dự án đầu tư.
4. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
5. Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
6. Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
7. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
8. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm:
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
9. Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
10. Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Đồng thời, căn cứ tại Điều 41 Luật Đầu tư 2020 về điều chỉnh dự án đầu tư:
Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, có thể thấy rằng một trong những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
Theo đó, nếu trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu tăng vốn dự án đầu tư thì phải tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Bởi việc tăng vốn dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tăng vốn dự án đầu tư có cần điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không theo quy định hiện hành? (Hình từ Internet)
Tăng vốn dự án đầu tư mà không điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Vi phạm về việc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư
...
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập hồ sơ dự án đầu tư không hợp pháp, không trung thực, không chính xác để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
b) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với các trường hợp phải điều chỉnh theo quy định pháp luật.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận điều chỉnh nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như đã phân tích ở trên nếu trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu tăng vốn dự án đầu tư thì phải tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.
Nếu trong trường hợp tăng vốn dự án đầu tư mà không điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì có thể bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn buộc phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm trên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?