Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024? Trợ cấp tuất hằng tháng có được tăng không? Hướng dẫn cách tính trợ cấp tuất hằng tháng?

Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024? Trợ cấp tuất hằng tháng có được tăng không? Hướng dẫn cách tính trợ cấp tuất hằng tháng?

Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024? Trợ cấp tuất hằng tháng có được tăng không?

Căn cứ theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Mức trợ cấp tuất hằng tháng
1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Mà mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng (Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Như vậy, tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024 như sau:

(1) Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở (Tăng từ 900.000 đồng/tháng lên 1.170.000 đồng/tháng hơn 270.000 đồng so với trước đây);

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (Tăng từ 1.260.000 đồng/tháng lên 1.638.000 đồng/tháng hơn 378.000 đồng so với trước đây).

(2) Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại (1).

(3) Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024? Trợ cấp tuất hằng tháng có được tăng không? Hướng dẫn cách tính trợ cấp tuất hằng tháng?

Tăng mức trợ cấp tuất hằng tháng từ 01/7/2024? Trợ cấp tuất hằng tháng có được tăng không? Hướng dẫn cách tính trợ cấp tuất hằng tháng? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách tính trợ cấp tuất hằng tháng?

Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

(1) Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

(2) Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Ví dụ 46: Bà Tr có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 20 năm, có một con 5 tuổi. Hai vợ chồng bà Tr không may bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.

Trong trường hợp này, con của bà Tr được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Ví dụ 47: Ông P là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động; ông P có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập), có một con 13 tuổi. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của ông P được giải quyết như sau:

- Con ông P hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở;

- Vợ ông P được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở cho đến khi con ông P đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở.

Ví dụ 48: Ông V là con duy nhất trong gia đình, mẹ đã chết, bố 62 tuổi (không có nguồn thu nhập). Ông V là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động.

Trong trường hợp này, bố ông V thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Ví dụ 49: Bà K 57 tuổi (không có nguồn thu nhập), chồng đã chết, có một con gái duy nhất đã lấy chồng (hiện đã chết). Con rể bà K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm, bị chết do tai nạn rủi ro.

Trong trường hợp này, bà K thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

Ví dụ 50: Hai vợ chồng bà T đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có một con duy nhất 6 tuổi. Cả hai vợ chồng bà T bị chết do tai nạn lao động. Do vậy, con của vợ chồng bà T sẽ được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng tháng (bằng 2 lần của 70% mức lương cơ sở).

Ai được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được bổ sung bởi khoản 23 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

(1) Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các khoản 4, 5 Điều 12 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Thời điểm xem xét tuổi đối với thân nhân của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là kết thúc ngày cuối cùng của tháng người lao động chết.

Khi giải quyết chế độ tử tuất nếu hồ sơ của thân nhân người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất.

Việc xác định mức thu nhập của thân nhân người lao động để làm căn cứ giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được xác định tại tháng người lao động chết. Thân nhân đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo đúng quy định mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

(2) Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ năm (kể cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) còn thiếu không quá 6 tháng mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hưởng chế độ tuất hằng tháng thì thân nhân được lựa chọn đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng. Trường hợp thân nhân người lao động không đóng cho số tháng còn thiếu thì giải quyết hưởng trợ cấp tuất một lần.

(3) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 09/1998/NĐ-CP chết nếu có thân nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

(4) Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thân nhân của người lao động được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để làm cơ sở giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp thân nhân người lao động đã được tổ chức có thẩm quyền kết luận bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc được cấp giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
56 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào