Tăng mức phạt hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ từ 20.000.000 đồng lên 75.000.000 đồng?

Tôi muốn hỏi về việc xử phạt sử dụng quân trang mới nhất. Mức xử phạt sử dụng quân trang mới nhất từ 22/7/2022 quy định như thế nào? Kinh doanh quân trang và cơ sở kinh doanh quân trang có trách nhiệm như thế nào? Cảm ơn!

Sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý quân trang như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý quân trang
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đổi trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tùng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mũ kêpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ và các loại quân trang khác.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này."

Căn cứ khoản 27 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định sửa đổi bổ sung Điều 33 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau;

“Điều 33. Vi phạm quy định về quản lý quân trang
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép quầng hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cành tủng, biển tên quân nhân, biểu tượng quân binh chủng, mà kẻpi, mũ dã chiến, lễ phục, quân phục thường dùng quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ; trang phục, sao nữ, phù hiệu của diln quiinty veva che loi quan trang khi mahing phamphip có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng
2. Phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi trái phiến quân hiệu, cấp hiệua, phù hiệu, cành vàng biển lên quầm nhầm, biểu tượng quân binh chủng, là kên, mũ dã chiếm, lệ phục, quân phục thường đồng quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ trang phục, sao mẽ, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quần trang khác
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trái phép quần hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cần tăng hiển tên quân nhẫn, biểu tượng quân binh chủng mũ kipê, mũ du chiến, lễ phục, quần thục thuồng dùng quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ, trang phục, áo thà, phù hiệu của dân quân tự vệ và các loại quần trang khác mà hàng nhạm pháp có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50,000,000 đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thự hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoăn 3 Điều này

Như vậy, các quy định về quản lý quân trang được sửa đổi, bổ sung như trên.

Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng có cần điều kiện không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 23 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
...
23. Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng, gồm:
a) Sản xuất, mua, bán: Quần, áo, mũ quân phục; quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, số hiệu của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;
b) Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán, vận chuyển, sửa chữa: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác.
Linh kiện, bộ phận, phụ tùng, trang thiết bị công nghệ chuyên dùng chế tạo ra: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các loại thiết bị giám sát điện thoại di động khác."

Như vậy, kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật,.. được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiệu như trên.

Tăng mức phạt hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ từ 20.000.000 đồng lên 75.000.000 đồng?

Tăng mức phạt hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ từ 20.000.000 đồng lên 75.000.000 đồng?

Cơ sở kinh doanh quân trang có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 45. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng cho Quân sự, Công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng có trách nhiệm:
1. Bố trí kho bảo quản đúng quy định về bảo quản các chất có nguy cơ cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Chỉ nhập khẩu, mua bán nguyên liệu, hàng hóa có tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.
3. Chỉ bán hoặc giao sản phẩm cho những đơn vị, tổ chức, cá nhân khi có văn bản đồng ý của cơ quan Quân đội hoặc Công an có thẩm quyền.
4. Những sản phẩm hư hỏng, kém chất lượng không sử dụng được phải thanh lý và tiêu hủy theo quy định.
5. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền văn bản chấp thuận hoặc hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này."

Như vậy, cơ sở kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng,... có trách nhiệm như trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.

Quân trang
Kinh doanh quân trang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng từ năm 2023 được áp dụng dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tăng mức phạt hành vi buôn bán trái phép quân hiệu, quân phục thường dùng, quân phục dã chiến, quân phục nghiệp vụ từ 20.000.000 đồng lên 75.000.000 đồng?
Pháp luật
Để được phép kinh doanh quân trang phục vụ quốc phòng an ninh thì doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Trong đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có trách nhiệm ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng cần thực hiện bao nhiêu báo cáo trong năm?
Pháp luật
Thẩm tra điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được thực hiện thế nào? Có kết quả thẩm tra trong bao lâu?
Pháp luật
Từ 30/01/2023, đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị thẩm tra đủ điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh quân trang, quân dụng của tổ chức, doanh nghiệp được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân trang
4,638 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân trang Kinh doanh quân trang

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân trang Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh quân trang

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào