Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo tại Thủ đô Hà Nội từ 1/1/2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo tại Thủ đô Hà Nội từ 1/1/2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Hiện nay, mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Thủ đô là bao nhiêu phần trăm?
- Hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào để sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô?
Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo tại Thủ đô Hà Nội từ 1/1/2025 lên bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 27 Luật Thủ đô 2024 quy định về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội trong đó có hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể như sau:
Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội
...
3. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội sau đây:
a) Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức 100% đối với người thuộc hộ nghèo; tối thiểu là 60% đối với người thuộc hộ cận nghèo; tối thiểu là 20% đối với các đối tượng khác;
Như vậy, từ ngày 1/1/2025, tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo tại Thủ đô Hà Nội, cụ thể:
Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức 100% với người hộ nghèo.
- Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức tối thiểu 60% với người hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện theo mức tối thiểu 20% với người thuộc đối tượng khác.
Tăng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho hộ nghèo, cận nghèo tại Thủ đô Hà Nội từ 1/1/2025 lên bao nhiêu phần trăm? (Hình ảnh Internet)
Hiện nay, mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tại Thủ đô là bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ Mục III Phụ lục 04 quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 kèm theo Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND ngày 06/7/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định mức hỗ trợ như sau:
Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định, cụ thể:
- Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo.
- Hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác.
Lưu ý: Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ.
Hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nào để sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Thủ đô 2024 quy định Hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền và bảo đảm các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội do trung ương ban hành để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Thủ đô 2024; tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố;
(2) Quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách Thành phố và cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương, thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Thành phố theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Thủ đô 2024 và các chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương cho cả thời kỳ ổn định ngân sách;
(3) Quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ di dời, xây dựng mới, bố trí đất cho đối tượng thuộc danh mục phải di dời quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thủ đô 2024 đã có quyết định di dời hoặc tự nguyện di dời;
(4) Quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để hỗ trợ các cơ quan trung ương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, hỗ trợ các địa phương khác trong nước hoặc hỗ trợ quốc gia khác trong trường hợp cần thiết; cho phép đơn vị hành chính cấp huyện sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ đơn vị hành chính cấp huyện khác của Thành phố và các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác trong việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ an sinh xã hội, phúc lợi xã hội;
(5) Quyết định sử dụng ngân sách Thành phố để thực hiện dự án đầu tư, công trình, dự án có tính chất liên kết, phát triển vùng giữa Thủ đô với địa phương khác, dự án quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa bàn Thành phố phù hợp với quy hoạch;
(6) Quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các nhiệm vụ chi sử dụng ngân sách Thành phố cao hơn mức quy định hoặc chưa được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Thủ đô phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Thành phố.
Lưu ý:
- Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.
- Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:
+ Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;
+ Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?