Tăng mạnh mức chi hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đến 10 triệu đồng theo đề xuất Bộ Công an?
Tăng mạnh mức chi hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đến 10 triệu đồng theo đề xuất Bộ Công an?
Bộ Công an đang lấy ý kiến Dự thảo Nghị định Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe tải về.
Tại điểm c khoản 1 Điều 5 Dự thảo Nghị định có đề xuất dự thảo như sau:
Mức chi
1. Mức chi cho một số nội dung quy định tại Điều 4 Nghị định này thực hiện như sau:
a) Chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 1.000.000 đồng/01 tham luận phục vụ hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiền thuê hội trường không quá 200.000.000 đồng/01 cuộc; chi đại biểu tham dự họp (chủ trì: 500.000 đồng/người; thành viên tham dự: 200.000 đồng/người);
b) Chi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về trật tự, an toàn giao thông: Chi hỗ trợ tham dự tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng 200.000 đồng/01 học viên/01 ngày; 500.000 đồng/01 giảng viên/01 ngày;
c) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông:
Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 10.000.000 đồng/người bị tử vong; không quá 5.000.000 đồng/người bị thương nặng;
Trong dịp Tết Nguyên đán, “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông”: Chi thăm hỏi không quá 5.000.000 đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
...
Theo đó, Dự thảo Nghị định đề xuất hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/người bị tử vong, không quá 5 triệu đồng/người bị thương nặng trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
Trong dịp Tết Nguyên đán, ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, thăm hỏi không quá 5 triệu đồng/người với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn.
Tăng mạnh mức chi hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn giao thông đến 10 triệu đồng theo đề xuất Bộ Công an?
Tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng là gì?
Tại Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA (C11) quy định tai nạn giao thông như sau:
- Tai nạn giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất định đến tính mạng, sức khoẻ của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tai nạn giao thông gồm:
+ Va chạm giao thông;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng;
+ Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Va chạm giao thông là sự việc xảy ra do người tham gia giao thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hay gặp phải sự cố bất ngờ gây thiệt hại đến sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân dưới mức quy định của vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng.
Theo đó, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng được quy định như sau:
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
+ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong vụ tai nạn giao thông là một trong các trường hợp sau:
++ Làm chết ba người trở lên;
++ Làm chết hai người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 4 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Làm chết một người và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 5 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%;
++ Gây tổn hại cho sức khỏe của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và gây thiệt hại về tài sản quy định tại điểm e khoản 5 Điều 5 Thông tư 58/2009/TT-BCA(C11);
++ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
Tuy nhiên, từ ngày 15/08/2024, vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA như sau:
- Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Làm chết 03 người trở lên
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên.
+ Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý: Thông tư 58/2009/TT-BCA (C11) hết hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Thông tư 26/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Tại Điều 86 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(3) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(4) Quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
(5) Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
(6) Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(7) Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
(8) Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
(9) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(10) Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(11) Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(12) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(13) Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
* Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?