Tăng giá điện từ tháng 11 năm 2023 lên bao nhiêu? Công cụ tính hóa đơn tiền điện hàng tháng mới nhất?
Tăng giá điện từ tháng 11 năm 2023 lên bao nhiêu? Công cụ tính hóa đơn tiền điện hàng tháng mới nhất?
Theo Quyết định 1416/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT) từ ngày 9/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Như vậy, chính thức tăng giá điện từ 9/11/2023 lên 4,5%. Theo đó, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt sau tăng giá ngày 9/11/2023 như sau:
Giá cũ (đồng/kWh) | Bậc | Mức sử dụng | Giá mới (đồng/kWh) | Tiền điện tăng (đồng/tháng) |
1.728 | 1 | 0-50 kWh | 1.806 | 3.900 |
1.786 | 2 | 51-100 kWh | 1.866 | 7.900 |
2.074 | 3 | 101-200 kWh | 2.167 | 172.00 |
2.612 | 4 | 201-300 kWh | 2.729 | 28.900 |
2.919 | 5 | 301-400 kWh | 3.050 | 42.000 |
3.015 | 6 | 401 kWh trở lên | 3.151 | 55.600 |
Xem thêm: Chi tiết bảng giá điện từ ngày 9/11/2023 mới nhất sau khi tăng 4,5%
Để tính hóa đơn tiền điện, khách hàng có thể truy cập vào website của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để tính:
https://www.evn.com.vn/c3/calc/Cong-cu-tinh-hoa-don-tien-dien-9-172.aspx
Tăng giá điện từ tháng 11 năm 2023 lên bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các đối tượng được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 190/2014/TT-BTC, đối tượng được hỗ trợ tiền điện sinh hoạt là một trong những hộ gia đình sau:
- Hộ nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định 09/2011/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có; trường hợp địa phương có hộ nghèo theo chuẩn quy định của địa phương cao hơn chuẩn hộ nghèo quốc gia thì thực hiện theo chuẩn hộ nghèo thực tế tại từng địa phương, kinh phí hỗ trợ tiền điện cho số hộ nghèo có chuẩn nghèo cao hơn chuẩn quốc gia do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Hộ chính sách xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định 60/2014/QĐ-TTg và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có, không thuộc diện hộ nghèo nêu trên.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC thì mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ và thời gian thực hiện như sau:
- Mỗi hộ nghèo và hộ chính sách xã hội chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện. Mức hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành là 46.000 đồng/hộ/tháng.
Khi cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 tăng, giảm so với hiện hành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều chỉnh kịp thời mức hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 đã điều chỉnh.
- Phương thức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội: Chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.
- Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được thực hiện từ ngày 01 tháng 6 năm 2014 theo quy định tại Quyết định 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
Nguyên tắc xây dựng cơ cấu biểu giá điện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 28/2014/QĐ-TTg thì nguyên tắc xây dựng cơ cấu biểu giá điện như sau:
- Giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt.
- Giá bán lẻ điện theo các cấp điện áp (từ 110kV trở lên, từ 22kV đến dưới 110kV, từ 6kV đến dưới 22kV và dưới 6kV) áp dụng cho các nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh, hành chính sự nghiệp.
- Giá bán lẻ điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày cho mục đích sản xuất, kinh doanh tại các cấp điện áp được áp dụng đối với khách hàng sử dụng điện đủ điều kiện.
- Giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 6 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
- Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng khi điều kiện kỹ thuật cho phép đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt.
- Hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
- Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện theo quy định tại khoản 6 Điều này) và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
- Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước.
- Áp dụng giá bán điện khu vực nối lưới điện quốc gia cho khách hàng sử dụng điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia.
Chênh lệch chi phí của đơn vị điện lực do áp dụng giá bán điện thống nhất toàn quốc thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện chung toàn quốc đối với các khu vực do Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán điện; đối với khu vực không do Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán điện, chênh lệch chi phí được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?